Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 12:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Hơn 40% loài lưỡng cư đối diện với nguy cơ tuyệt chủng

Thứ bảy, 07/10/2023 07:10

TMO - Khoảng 41% các loài lưỡng cư trên Trái Đất trong đó có loài ếch vuốt sắc nhọn, sa giông đỏ, cóc khổng lồ Tây Phi và kỳ nhông lửa... đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.

Một nghiên cứu toàn cầu về hơn 8.000 loài lưỡng cư - động vật có xương sống sống ở cả môi trường dưới nước và trên cạn cho thấy tình trạng của các loài lưỡng cư trên thế giới hiện nay còn nghiêm trọng hơn nhiều so với thời điểm đánh giá tương tự lần đầu tiên được triển khai vào năm 2004, khi số loài bị đe dọa được xác định ở mức 39%.

Trên 1.000 chuyên gia đã đánh giá các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đã làm đảo lộn sự cân bằng mong manh của hành tinh, gây tổn hại cho các hệ động vật và thực vật trên Trái Đất. Trong số các loài động vật có xương sống, động vật lưỡng cư đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất - với 27% động vật có vú, 21% loài bò sát và 13% loài chim được phát hiện có nguy cơ tuyệt chủng trong các đánh giá riêng biệt.

Hơn 40% loài lưỡng cư trên toàn cầu đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. 

Về động vật lưỡng cư, trung bình cứ 5 loài thì có 2 loài có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến những loài nhạy cảm với sự thay đổi môi trường, như ếch, sa giông và kỳ nhông.  Việc một loài được xác định bị đe dọa tuyệt chủng có nghĩa là loài đó đã được đánh giá là “cực kỳ nguy cấp”, “có nguy cơ”, hoặc “dễ bị tổn thương” trong sách Đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Động vật lưỡng cư xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 300 triệu năm. Ba bộ lưỡng cư còn tồn tại đến ngày nay là: kỳ nhông và sa giông (60% loài bị đe dọa tuyệt chủng); ếch và cóc (39%); và giun không chân (16%). Nghiên cứu cho thấy, có 306 loài đã tiến gần đến bờ vực tuyệt chủng kể từ năm 2004. Các nhà nghiên cứu xác định, có 4 loài lưỡng cư đã biến mất trong vòng gần 20 năm qua và không có quần thể nào còn sống sót được biết đến, bao gồm một loài ếch từ Australia, một loài ếch từ Guatemala, một loài kỳ nhông từ Guatemala và một loài cóc từ Costa Rica.

Sự phá hủy và suy thoái môi trường sống, chủ yếu do hoạt động chăn nuôi và trồng trọt của con người gây ra, vẫn là mối nguy hiểm phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 93% các loài lưỡng cư thuộc diện bị đe dọa. Tuy nhiên, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đang góp phần khiến tỷ lệ các loài lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng gia tăng. động vật lưỡng cư đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi của môi trường, một phần vì chúng thở bằng da.

Do đó, các tác động của biến đổi khí hậu với tần suất và cường độ gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi độ ẩm và nhiệt độ, mực nước biển dâng và cháy rừng có thể dẫn đến sự biến mất của các địa điểm sinh sản quan trọng, tỷ lệ tử vong tăng, suy thoái và thay đổi môi trường sống, khiến động vật lưỡng cư khó tìm được nơi sinh sống thích hợp. Theo kết quả nghiên cứu, các khu vực tập trung nhiều loài lưỡng cư bị đe dọa nhất là ở các đảo vùng Caribbe, Mexico và Trung Mỹ, vùng nhiệt đới Andes, Ấn Độ, Sri Lanka, Cameroon, Nigeria và Madagascar.

 

 

Thùy Chi 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline