Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Hơn 300 tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Thứ tư, 04/09/2024 20:09

TMO - Sau hơn 5 tháng phát động Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024, đã có hơn 300 tác phẩm dự thi trên khắp cả nước với đa dạng thể loại được gửi về Ban tổ chức.  

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 chính thức được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phát động vào ngày 15/3/2024. Sau hơn 5 tháng triển khai, đến nay Ban tổ chức đã tiếp nhận được trên 300 tác phẩm thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam gửi tham gia cuộc thi.  

Nhận định về các bài dự thi, đại diện Ban tổ chức cho biết, đối tượng tham gia dự thi chủ yếu là những 'cây bút' trẻ, đạt tỷ lệ 70%. Điều này cho thấy sự tích cực trong bảo vệ cảnh quan, cây xanh, môi trường của thế hệ trẻ ngày nay. Việc bảo tồn cây cổ thụ, Cây Di sản đã dần nâng cao vai trò, nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ về vai trò, giá trị của cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học đối với sự sống con người. Đồng thời khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về sự hình thành, phát triển của các loài cây cổ thụ gắn với đời sống người dân bản địa. Qua đó, cổ vũ, tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của thực vật.

Trong số hơn 300 tác phẩm tham dự, đặc biệt có những tác phẩm được thể hiện rất công phu, bài bản như “một tác phẩm nghiên cứu khoa học”, điều đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng cũng như ý thức bảo vệ thiên nhiên, nguồn gen quý báu của các cây cổ thụ trong đời sống hàng ngày.

Chia sẻ cảm nhận khi tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024, tác giả H.N.M (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) cho biết: Cuộc thi là sân chơi bổ ích cho các thí sinh tham dự. Cuộc thi không chỉ khơi dậy tinh thần yêu thiên nhiên, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành ý thức bảo tồn nguồn gen quý báu, hiếm có của các loài cây trong cộng đồng. Viết về Cây Di sản cho tôi biết thêm nhiều giá trị về các loài cây, các cây cổ thụ, Cây Di sản còn chính là minh chứng cho quá trình xây dựng và phát triển quê hương. 

Tác giả V.M.A đến từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chia sẻ: Mỗi cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản mang lại niềm tự hào cho người dân trong khu vực. Việc tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024 sẽ góp phần quảng bá rộng rãi “cây quý” của địa phương, là một trong những kênh truyền tải chính thống để người dân trong và ngoài khu vực biết đến… 

Là một trong số những tác giả gửi bài dự thi tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản năm 2024 sớm nhất, tác giả H.A.K (tỉnh Nghệ An) bày tỏ, cuộc thi là dịp để mọi người dân trong cả nước có thể tham dự thi với góc nhiền đa chiều, trung thực, sinh động khi viết về hình ảnh cây cổ thụ, Cây Di sản Việt Nam. Đây đều là những cây quý gắn bó mật thiết, lâu đời với đời sống sinh hoạt của người dân. Đó không đơn giản chỉ là một cây xanh thông thường mà còn là minh chứng sống cho sự phát triển của một vùng.

Cây đa Di sản ở Thiền viện Trúc Lâm Yên tử (Uông Bí, Quảng Ninh)

Theo Ban tổ chức, sau hơn 5 tháng phát động, triển khai, tiếp nối sự thành công của Cuộc thi viết về Cây Di sản trước đó, với hơn 300 tác phẩm tham dự là hàng trăm cây cổ thụ, Cây Di sản trên cả nước đã thêm một lần nữa được cộng đồng biết đến.

Có những tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung và hình thức cho bài dự thi; một số tác phẩm còn ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế tác phẩm dự thi đẹp mắt, sinh động, ấn tượng. Nhiều tác phẩm dự thi có nội dung cảm nhận sâu sắc, chân thật. Một số tác phẩm có nội dung đậm chất văn học, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, qua đó gửi gắm nhiều thông điệp đối với người đọc.  

Đặc biệt hơn Cuộc thi đã thu hút sự quan tâm của nhiều “cây bút” tài năng là các nhà báo, cơ quan báo chí trên cả nước. Qua mỗi bài thi, các tác giả đã thể hiện tình yêu, trách nhiệm trong công tác bảo vệ cây xanh, đặc biệt là những cây cổ thụ, Cây Di sản, từ đó lan tỏa thông điệp bảo vệ thiên nhiên, môi trường đến cộng đồng. 

Hiện tại BTC cuộc thi vẫn tiếp tục nhận các tác phẩm tham dự. Do đó các đơn vị, tổ chức cá nhân tiếp tục gửi tác phẩm dự thi viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Tác phẩm dự thi được viết bằng tiếng Việt, đánh máy một mặt trên khổ giấy A4; font chữ Times New Roman cỡ chữ 14.

Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này. Trong mỗi tác phẩm dự thi phải thể hiện đầy đủ thông tin về tác giả (họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi công tác, địa chỉ liên hệ, điện thoại, Email (nếu có).

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 30/9/2024. (Thời gian tính theo dấu Bưu điện với bản cứng hoặc thời điểm gửi thư điện tử với bản mềm). Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức theo một trong hai 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội), hoặc theo hòm thư điện tử: E-mail: [email protected]

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải: 01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, 02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng. 05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ. 15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ. Tất cả các giải thưởng đều kèm Giấy xác nhận đạt giải.

 

THU PHƯƠNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline