Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/04/2025 00:04

Tin nóng

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Thứ hai, 28/04/2025

“Hồi sinh” sông Tô Lịch: Bổ cập nước là cần thiết nhưng vấn đề nằm ở nguồn thải

Thứ bảy, 22/03/2025 13:03

TMO – Bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch được xem là một trong những giải pháp căn cơ với kỳ vọng “hồi sinh” sông Tô Lịch – một trong những dòng sông mang nhiều giá trị đối với người dân Thủ đô. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch sẽ không giải quyết tình trạng ô nhiễm nếu nguồn thải hàng ngày đổ xuống sông này không được xử lý triệt để.

Tại cuộc họp nghe báo cáo về cải tạo, chỉnh trang khu vực hai bên sông Tô Lịch vừa diễn ra mới đây, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội giao các đơn vị chức năng liên quan tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo cảnh quan khu vực hai bên bờ sông Tô Lịch; báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét, giải quyết các nội dung vượt thẩm quyền.

Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội giao Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện có liên quan phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố trong việc hoàn thiện hồ sơ, khẩn trương bàn giao mặt bằng phục vụ thi công tuyến đường ống thu gom nước thải tại các cửa xả của dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố nghiên cứu phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công. Trên cơ sở phương án tối ưu được nghiên cứu, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội thảo xin ý kiến góp ý của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch.

Năm 2024, nước sông Tô Lịch 2 lần bất ngờ chuyển màu xanh, mùi hôi hám cũng giảm hẳn khiến người dân ngỡ ngàng. Tuy nhiên, cũng chỉ được ít ngày, sau đó nước lại chuyển màu đen trở lại như trước. Việc nước sông Tô Lịch bất ngờ chuyển màu xanh là do thời điểm đó Hà Nội mưa lớn kéo dài, nước hồ Tây dâng cao, đơn vị chức năng buộc phải mở cửa xả để giảm tải.

Theo các chuyên gia, việc “rửa sạch” sông Tô Lịch là điều rất cần thiết và cũng là mong muốn từ lâu của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, để hiện thực hóa kế hoạch trên, ngoài giải pháp cơ học là bổ cập nước sạch từ sông Hồng vào để rửa trôi dòng nước bẩn, nguồn ô nhiễm ở sông Tô Lịch, Hà Nội và các cơ quan chuyên môn cần thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể là kiên quyết trong xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc tuân thủ chấp hành Luật Bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, các hộ dân sống hai bên bờ sông, di dời các cơ sở gây ô nhiễm không phù hợp. Việc bổ cập nước sông Hồng vào rửa sạch sông Tô Lịch cần đưa ra cách làm phù hợp từ việc xây dựng đường ống, lựa chọn máy bơm, để làm sao việc thực hiện bổ cập nước được tiến hành thuận lợi nhất và phát huy hiệu quả cao nhất.

Chi tiết hơn, các chuyên gia phân tích, sông Tô Lịch vốn là một phụ lưu của sông Hồng, đưa nước sông Hồng sang sông Nhuệ. Hệ thống sông Tô Lịch bị cắt mất nguồn nước sông Hồng từ đầu thế kỷ 18 - khi sông Hồng đổi dòng, các cửa sông cấp nước dần bị bồi lấp. Khi người Pháp xây chợ Đồng Xuân (năm 1889) lấp hẳn khúc sông đầu nguồn thì Tô Lịch chỉ còn chức năng thoát nước. Đến nay, cùng với sự phát triển và mở rộng của Thủ đô, dân số gia tăng mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển vượt bậc thì hệ thống sông Tô Lịch cũng đã bị thu hẹp, đứt mạch và trở thành vấn đề ô nhiễm nhức nhối của Hà Nội.

Hơn 15 năm trước, người dân Thủ đô từng được chứng kiến dòng sông Tô Lịch trong xanh vài tuần (sau khi được ‘thau rửa’ bởi trận lụt lịch sử năm 2008). Có lẽ sự kiện đó cũng tạo nguồn cảm hứng cho nhiều mong muốn hồi sinh dòng sông này. Tuy nhiên, đây sẽ là một dự án đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, tiền của và kỷ luật xã hội. Các thách thức đặt ra là rất lớn và cần phải giải quyết cùng lúc.

Để hồi sinh dòng sông, trước hết cần đảm bảo dòng chảy tự nhiên. Sông Tô Lịch mất nguồn nước đầu vào vốn dĩ cũng là nguyên nhân tự nhiên khi con “sông mẹ” đổi dòng. Ngày nay, sông Hồng qua nỗ lực chỉnh trị dòng chảy ít biến đổi ở quy mô lớn hơn trước, tuy nhiên để cung cấp đủ dòng chảy đầu vào cho Tô Lịch từ sông Hồng bằng biện pháp nào cũng sẽ rất tốn kém. Do vậy, Hà Nội nên tham khảo kỹ ý kiến các chuyên gia để có giải pháp tối ưu và bền vững nhất.

Một trong các giải pháp cũng được chuyên gia gợi ý là phải đảm bảo được hạ tầng thu gom và xử lý nước thải dọc hai bên bờ sông Tô Lịch, bao gồm cả ở các phụ lưu, chấm dứt việc xả thải trực tiếp vào dòng sông như hiện nay. Hiện nay, mỗi ngày sông Tô Lịch đang ‘nuốt’ hàng trăm nghìn m3 nước thải. Nó đang là một kênh xả thải khổng lồ giữa lòng Thủ đô, đúng hơn là một con sông. Nếu không giải quyết được vấn đề này, dù Tô Lịch có dòng chảy tự nhiên thì vẫn chưa thể xử lý được tình trạng ô nhiễm.

Ngoài ra, Hà Nội cần giải quyết được nạn xả rác xuống sông hồ. “Bên cạnh việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý, phải nói thẳng rằng ý thức của rất nhiều người dân, thực sự kém cỏi và thiếu văn minh. Đã đến lúc cần có chế tài xử phạt nặng đối với các hành vi xả thải trực tiếp vào ao hồ, sông ngòi và thực thi nghiêm túc. Nếu không, các nỗ lực “hồi sinh” sông Tô Lịch cũng chỉ mới giải quyết được phần ngọn.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline