Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 00:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Hoàn thiện hạ tầng thủy lợi trong phòng chống thiên tai

Thứ tư, 01/03/2023 08:03

TMO - Trước tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các ngành cùng với các địa phương trong tỉnh đã chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, hồ đập để từ đó có phương án xử lý kịp thời, bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân.

Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, đối với hệ thống đê điều phòng, chống lũ trên các sông chính: Toàn tỉnh hiện có 508,7km đê các loại, trong đó đê cấp I đến cấp V có 21 tuyến với tổng chiều dài 421,5km; 23 tuyến đê bao ngăn lũ nội đồng, tổng chiều dài 54,8km; 11 tuyến đê bối, tổng chiều dài 32,4km. Có 92 tuyến kè (hộ chân, hộ chân lát mái) tổng chiều dài 124,77km và và hệ thống kè mỏ hàn Lê Tính (11 mỏ); có 33 điếm canh đê phục vụ công tác phòng chống lũ.

Trong đó, hệ thống đê ngăn lũ nội đồng trên địa bàn tỉnh hiện có 23 tuyến đê, tổng chiều dài 54,8 km; các tuyến đê bao ngăn lũ nội đồng được xây dựng nhằm bảo vệ cho các cánh đồng không bị ngập úng do lượng nước mưa trên lưu vực chảy qua các ngòi, cụ thể là: Đê bao Minh Nông, Vĩnh Quế, tả hữu đầm Chính Công, tả hữu ngòi Vĩnh Mộ, tả hữu Đoan Hạ- Hoàng Xá, hồ Lửa Việt, xã Thanh Minh, xã Hà Thạch, Thanh Hà- Sơn Cương, tả hữu Lò Lợn- Long Ẩn... Tuy nhiên, hầu hết các tuyến đê bao ngăn lũ nội đồng xây dựng chưa có quy mô kích thước chuẩn, nhiều đoạn mặt cắt đê không đáp ứng yêu cầu chống lũ, nên hàng năm các địa phương phải huy động nhiều công sức để tổ chức ứng cứu khi có mưa lũ.

Tỉnh Phú Thọ chủ động nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thủy lợi nhất là hệ thống đê, bờ kè nhằm nâng cao năng lực ứng phó của địa phương với diễn biến bất thường của thiên tai. 

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 12 tuyến đê bối, tổng chiều dài 33,6 km; các tuyến đê bối được hình thành từ lâu đời bảo vệ cho các khu dân cư ven sông như: Đê bối Liên Phương, Đê Đồng Phạm, Vụ Cầu, Lương Lỗ, Xuân Huy, Vĩnh Lại- Bản Nguyên, Thụy Vân, Phương Xá, Hồng Đà, Bạch Hạc, Vân Du, Phương Trung. Hầu hết các tuyến đê bối xây dựng có mặt cắt đáp ứng yêu cầu chống lũ mức báo động II.

Các công trình hồ chứa, đập dâng trên địa bàn tỉnh bao gồm 1.590 công trình ngoài nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành khác thì nhiệm vụ chính nữa là chống lũ lụt, ngập úng cho các vùng hạ du. Toàn tỉnh hiện có 299 trạm bơm, trong đó riêng trạm bơm tiêu gồm 19 trạm và 15 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 250 cống tiêu qua đê có máy đóng mở gồm 08 cống tiêu quy mô phục vụ 02 đơn vị cấp huyện, 04 cống vừa và 238 cống tiêu nhỏ; các trạm bơm tiêu chính đang hoạt động phục vụ tiêu thoát nước và chống ngập úng, lũ lụt trên địa bàn tỉnh gồm 16 trạm bơm.  

Theo đánh giá của UBND tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua hệ thống đê điều cơ bản được đầu tư, nâng cấp đảm bảo yêu cầu chống lũ thiết kế. Tuy nhiên một số tuyến đê còn thiếu cao trình theo quy định tại Quyết định 3032/QĐ-BNNPTNT. Do ảnh hưởng của mưa lũ và điều tiết hồ chứa, còn nhiều đoạn bờ, vở sông bị sạt lở ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều và khu dân cư tập trung chưa được gia cố bảo vệ. Hệ thống cống dưới đê chủ yếu được xây dựng từ lâu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ; một số tuyến đê ngòi chưa đảm bảo mức phòng, chống lũ với đê chính.

Năng lực tham gia cắt, giảm lũ của các hồ chứa thượng nguồn Sông Thao còn hạn chế. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bến bãi ở lòng sông, bãi sông có địa phương chưa đảm bảo đúng quy hoạch nên ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư và sản xuất làm vùi lấp, ngăn cản dòng chảy tự nhiên. Bên cạnh đó việc khai thác rừng, tài nguyên, khoáng sản ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, thảm phủ thực vật bị suy giảm làm tăng nguy cơ, cường độ, tần suất, cấp độ lũ, sạt lở.

Các địa phương chủ động rà soát, đề xuất phương án đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi trong phòng chống thiên tai. 

Trước thực trạng trên, nhằm phát huy hiệu quả của hạ tầng thủy lợi trong phòng chống thiên tai, tỉnh Phú Thọ quán triệt quan điểm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; các quy hoạch chuyên ngành lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai theo vùng, lưu vực sông.

Với các vùng chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu: Khu vực hạ du sông Đà và vùng hạ du sông Hồng đoạn từ ngã ba Hồng - Đà đến ngã ba Lô - Hồng: đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 300 năm (tần suất 0,33%); đến 2050, đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 500 năm (tần suất 0,2%). Với các vùng ít chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn bao gồm lưu vực sông Lô, sông Hồng, sông Chảy: Lưu vực sông Hồng đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 50 năm (tần suất 2%); Lưu vực sông Lô, sông Chảy đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 100 năm (tần suất 1%).

Củng cố, nâng cấp hệ thống đê điều đảm bảo chống lũ với mực nước, lưu lượng thiết kế. Giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi có thiên tai, giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011 - 2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai không vượt quá 1,2 % GRDP của tỉnh. Phấn đấu 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Đầu tư, nâng cấp cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai theo hướng đồng bộ, liên thông, theo thời gian thực; cơ quan chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai cấp tỉnh hoàn thiện cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai; 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát. Chủ động trong công tác cảnh báo phòng, chống, ứng phó tại những khu vực thường xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; Người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét; 100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn. 

 

 

Minh Ngân

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline