Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 18:01
Thứ sáu, 11/03/2022 21:03
TMO - Đến Sơn La những ngày này, những bản làng vùng cao huyện Mường La đang ngập tràn trong sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra.
Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình 2.200m có diện tích trồng sơn tra lớn nhất và nhiều cây cổ thụ tuổi đời 300 - 500 năm.
Mùa hoa sơn tra (táo mèo) thường kéo dài từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 Dương lịch, hoa nở rộ nhất là nửa đầu tháng 3.
Hoa có màu trắng nở theo chùm gồm 3-5 bông và như hoa mận, lê nhưng nhụy màu vàng và lâu tàn hơn. Đây là loài cây mộc mạc, chịu được sương gió, mưa dầm, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của người Mông.
Hoa sơn tra nhìn kỹ có 5 cánh nhụy vàng, màu không trắng muốt như mận, mơ và lê mà hơi trắng ngà.
Cây sơn tra đã gắn bó với đồng bào dân tộc Mông ở bản Nậm Nghiệp nhiều đời nay, là cây xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Vào mùa quả sơn tra từ tháng 9 tháng 10 hằng năm, bà con Nậm Nghiệp thu về trên 3.000 tấn quả tươi.
Nơi rẻo cao, hoa sơn tra đua sắc, thi nhau nở trắng núi đồi, thung khe
Cây sơn tra đã gắn bó với đồng bào dân tộc Mông ở bản Nậm Nghiệp nhiều đời nay, là cây xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Vào mùa quả sơn tra từ tháng 9 tháng 10 hằng năm, bà con Nậm Nghiệp thu về trên 3.000 tấn quả tươi.
Những cây sơn tra bao quanh các bản làng, tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp nơi rẻo cao
Nếu hoa ban được coi như thể hiện sự thanh cao, chân thành và một tình yêu thủy chung, gắn bó của đồng bào dân tộc Thái, thì hoa sơn tra lại thể hiện sự dung dị, mộc mạc, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào dân tộc Mông.
Hồng Hạnh
Bình luận