Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ hai, 25/03/2024 07:03

TMO - Tỉnh Trà Vinh sẽ huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). 

Cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh gồm các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và một số dân tộc thiểu số khác. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất trên 67%, người Khmer chiếm 32%, là tỉnh có người Khmer sinh sống đông thứ 2 ở vùng ĐBSCL cũng như cả nước, người Hoa và dân tộc thiểu số khác chiếm tổng số gần 1%. Cùng với với đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, tỉnh Trà Vinh đã tập trung nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. 

Năm 2023, tỉnh đã thực hiện 9/10 dự án và 10/14 tiểu dự án, với tổng kinh phí được phân bổ khoảng 452 tỷ đồng và đạt được một số chỉ tiêu như: các huyện, thành phố đã hỗ trợ cho 34/50 hộ về đất ở; 767/795 hộ về nhà ở; chuyển đổi nghề cho 261/323 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 121/157 hộ; đầu tư mới 3 công trình nước sinh hoạt tập trung. Đầu tư nâng cấp 8 trường phổ thông dân tộc nội trú, xây mới 1 chợ, nâng cấp 8 chợ trong vùng đồng bào DTTS.

Bên cạnh đó, tỉnh còn tổ chức 80 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và 60 hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong đồng bào DTTS; nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa 33,91 km đường giao thông; có 15/15 xã khu vực III hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, đạt 100%, vượt chỉ tiêu giai đoạn 2021 – 2025 và có 9/10 ấp thoát khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025… 

Người dân xã Châu Điền, huyện Cầu Kè thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả (Ảnh: MT). 

Hiện tại, tỉnh Trà Vinh còn 3.440 hộ nghèo và gần 6.800 hộ cận nghèo, chiếm tương ứng 1,2% và 2,36% tổng số hộ toàn tỉnh; trong đó có 1.860 hộ nghèo Khmer, chiếm 2,09% tổng số hộ Khmer của tỉnh. Trong năm 2023, toàn tỉnh giảm gần 2.000 hộ nghèo và 4.125 hộ cận nghèo; trong đó có 1.358 hộ nghèo dân tộc Khmer. 

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, năm 2024, tỉnh Trà Vinh bố trí nguồn vốn trên 260 tỷ đồng thực hiện các dự án với nhiều tiểu dự án nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số địa phương, chủ yếu là người Khmer. Nguồn vốn này gồm: ngân sách Trung ương gần 200 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 35 tỷ đồng, vốn vay tín dụng chính sách trên 25 tỷ đồng.

Trong số này, tỉnh bố trí trên 18 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số; dành 12,6 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hơn 113 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, tỉnh bố trí hơn 48 tỷ đồng đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường Phổ thông dân tộc nội trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trên 15,2 tỷ đồng thực hiện hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Nguồn kinh phí còn lại, tỉnh thực hiện hoạt động bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em...

Năm 2024, tỉnh tiếp tục thực hiện 9/10 dự án (do tỉnh không thực hiện dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết). Cụ thể: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Mục tiêu là sẽ hỗ trợ cho 25 hộ về đất ở; 319 hộ về nhà ở; chuyển đổi nghề cho 203 hộ; nước sinh hoạt phân tán cho 175 hộ; tiếp tục xây dựng 3 công trình nước tập trung (huyện Trà Cú); giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số 0,5% theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Theo đó, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ 1 dự án trồng cây dược liệu quý; hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 60% hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo dân tộc Kinh, cận nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn.

Năm 2024, tỉnh Trà Vinh bố trí nguồn vốn trên 260 tỷ đồng thực hiện các dự án với nhiều tiểu dự án nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số địa phương. 

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc. Xây dựng mới 25 công trình, 3 công trình chuyển tiếp; duy tu, bảo dưỡng 14 công trình; cải tạo nâng cấp 2 công trình chợ ở huyện Cầu Ngang và Cầu Kè. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng 8 trường phổ thông dân tộc nội trú; mua sắm trang thiết bị chuyển đổi số; đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú; tổ chức 68 lớp nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai thực hiện chương trình.

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Tỉnh sẽ tổ chức 1 cuộc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; tổ chức 2 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một; xây dựng 3 mô hình văn hóa truyền thống các DTTS; hỗ trợ hoạt động cho 6 đội văn nghệ truyền thống tại các ấp vùng đồng bào DTTS; đầu tư xây dựng 8 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS… Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo 11 bác sĩ chuyên khoa I và 15 cử nhân điều dưỡng cho Trung tâm y tế cấp huyện; tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề chính sách pháp luật về dân số và tập huấn các lớp kiến thức sàng lọc trước sinh, sơ sinh, kỹ năng tuyên truyền về dân số; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em, tối thiểu 95% phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ… Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm dưới 2%, thể nhẹ cân dưới 5%, thể thấp còi dưới 7%.

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Tỉnh sẽ thực hiện 4 nội dung với 15 hoạt động như tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực vận hành và quản lý tổ nhóm, quản lý hành chính, tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã; thành lập và vận hành thí điểm 50 tổ tiết kiệm vốn vay ấp, khóm; hỗ trợ 6 mô hình sinh kế do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ và 2 mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người… Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Sẽ tổ chức 19 cuộc hội thi tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; duy trì 4 mô hình tại các xã vùng đồng bào DTTS.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS. Tỉnh sẽ kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình. Tỉnh sẽ tổ chức 17 cuộc thi tuyên truyền trong đồng bào DTTS; xây dựng 8 phóng sự, 10 kỳ chuyên trang, chuyên mục đặc thù bằng tiếng Khmer; hỗ trợ phương tiện nghe nhìn cho người có uy tín; biên soạn, cung cấp trên 1.600 cuốn tài liệu pháp luật truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý và xây dựng 1 chương trình về trợ giúp pháp lý cho người DTTS phủ sóng toàn tỉnh…

Với việc triển khai đồng bộ các dự án trên, trong năm 2024 tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu  giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,3% (trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer giảm trên 0,5%); phấn đấu giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1% theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia. Thực hiện toàn diện, hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo để nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần, phấn đấu trong năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp theo các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều tăng từ 1% - 1,5%. 

 

 

Mạnh Cường 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline