Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 14/12/2024 16:12

Tin nóng

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Thứ bảy, 14/12/2024

Hiệu quả về “tăng trưởng xanh” thế nào sau 10 năm triển khai?

Thứ tư, 26/04/2023 20:04

TMO - Trong số các tiêu chuẩn quốc gia, Việt Nam đã xây dựng được 750 tiêu chuẩn hướng tới thúc đẩy tăng trưởng xanh (TTX), góp phần tích cực vào việc triển khai "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050".

Sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược TTX, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện TTX. Trong số các tiêu chuẩn quốc gia, Việt Nam đã xây dựng được 750 tiêu chuẩn hướng tới thúc đẩy TTX, góp phần tích cực vào việc triển khai "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050".

Các kết quả khả quan đã đạt được của TTX ở Việt Nam trong thời kỳ 2011 - 2020 như: Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính được triển khai rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng giảm 12,9% so với phương án phát triển bình thường; tiêu hao năng lượng tính trên GDP giảm bình quân 1,8%/năm; tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn đã tăng từ 28% năm 2010 lên 46,9% năm 2020; tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42%… Hoạt động xanh hóa sản xuất, bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm đã được chú trọng. Nhận thức về vai trò của TTX được nâng lên; tạo được làn sóng về đầu tư xanh như năng lượng gió, mặt trời, điện rác...

Nhận thức của doanh nghiệp về "tăng trưởng xanh" đã được nâng cao và sẵn sàng chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng thân thiện môi trường. Ảnh minh họa 

Việt Nam cũng đã xây dựng chiến lược cụ thể cho TTX như định hướng phát triển đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, Chiến lược chỉ rõ, nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.

Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên…

Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, bảo đảm hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại…

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh" diễn ra hồi tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, TTX cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực khác nhau, tính khả thi của từng vùng miền, địa phương và doanh nghiệp. Việt Nam nêu cao trách nhiệm thực hiện cam kết về giảm phát thải; đồng thời đề nghị các đối tác phát triển đẩy mạnh hỗ trợ về tài chính, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy TTX phù hợp với từng vùng miền, địa phương và mô hình doanh nghiệp.

Theo đó, Chính phủ khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án theo hình thức đối tác công-tư (PPP) trong TTX; thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh, hình thành các chuỗi giá trị và ngành nghề mới thông qua xanh hóa sản xuất công-nông nghiệp và dịch vụ, khuyến khích phát triển hệ thống phân phối xanh và tiêu dùng xanh. Nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích chung, thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, có lợi cho việc phục hồi kinh tế và hợp tác quốc tế; hợp tác, thúc đẩy xây dựng các điều ước quốc tế, quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến TTX.

Theo các chuyên gia, để đạt được quốc gia có thu nhập cao năm 2045, đạt được mục tiêu trung hòa phát thải carbon vào năm 2050, Việt Nam cần đẩy mạnh khử carbon trong nền kinh tế thông qua việc chuyển đổi năng lượng và bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa khu vực công với khu vực tư nhân và nguồn tài chính cần có là rất rõ ràng.

Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam của WB dự báo, để đạt được lộ trình phát thải ròng bền vững, Việt Nam cần đầu tư khoảng 6,8% GDP hằng năm, tức vào khoảng 368 tỷ USD cho tới năm 2040, trong đó, khoảng một nửa nguồn vốn này tới từ khu vực tư nhân. Để huy động được nguồn vốn lớn này, các chuyên gia cho rằng, cần phải vượt qua một số rào cản cơ bản như môi trường thể chế pháp luật để hoàn chỉnh việc khu vực tư nhân đầu tư vào những ngành chính gây phát thải chính như năng lượng, nông nghiệp, giao thông, năng lượng, sản xuất nhanh hơn, rẻ hơn…; có thị trường vốn để có được các cơ hội huy động trái phiếu bền vững, xanh da trời, xanh carbon, giúp Việt Nam có nguồn tài chính cần thiết trong quá trình ứng phó biến đổi khí hậu. Có được nền kinh tế xanh hơn sẽ giúp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh; tin tưởng, sự hợp tác giữa khu vực tư nhân và Chính phủ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa thời gian tới và Việt Nam sẽ đi đầu trong nền kinh tế xanh trên thế giới.

 

 

Quốc Dũng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline