Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo tại Lào Cai

Thứ tư, 28/08/2024 07:08

TMO - Từ kết quả giảm nghèo trong năm 2023, năm 2024 tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện mục tiêu hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo. Theo đó, sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Những năm qua, cùng với nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu quan trọng cần được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong năm 2023, toàn tỉnh giảm được 4,43% tỷ lệ hộ nghèo với số hộ thoát nghèo là gần 7.800 hộ. Cùng với các chính sách giảm nghèo của Trung ương, Lào Cai đã ban hành Nghị quyết, kế hoạch, các văn bản về công tác giảm nghèo; chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

Là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 781,1 nghìn người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm trên 66,2% (dân tộc Mông 26%, Tày 15%, Dao 14%, Giáy 4,3%, Nùng 4,3%...) công tác giảm nghèo được địa phương này xác định là nhiệm vụ quan trọng. Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả.

Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư 7.300 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, sinh kế, đào tạo chuyển đổi nghề, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục... Đối với công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, giai đoạn 2019 - 2023 tỉnh đã hoàn thành 4.552 nhà (xây mới 3.448 nhà; cải tạo, sửa chữa 1.104 nhà), đây là chương trình có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái” của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Mường Khương tập trung phát triển cây chủ lực trong công tác giảm nghèo. 

Trong số 10 xã nghèo nhất của tỉnh Lào Cai, thì có tới năm xã là La Pan Tẩn, Tả Thàng, Tả Ngài Chồ, Dìn Chin và Lùng Khấu Nhin... nằm trên địa bàn huyện Mường Khương. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình điển hình là cách mà huyện Mường Khương áp dụng để xóa đói giảm nghèo.

Những năm qua, huyện Mường Khương đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, nhất là người dân để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Từ các nguồn lực, huyện Mường Khương triển khai nhiều chương trình vay vốn, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Thực hiện hỗ trợ có hiệu quả các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo.

Trong những năm qua, huyện Mường Khương đã tập trung lồng ghép, đầu tư và triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất lúa Séng cù theo mô hình cánh đồng một giống; mô hình trồng quýt, chuối, dứa… Từ đó đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá như: Vùng chè trên 5.000ha, vùng dứa trên 1.500ha, trên 500ha chuối, 815ha quýt.. Qua kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 cho thấy, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện là 8.536 hộ chiếm 60,13 %.

Đầu tháng 8 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã khởi động Dự án “Phát triển mô hình sinh kế nông - lâm kết hợp góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường tại các xã vùng biên giới Mường Khương" do Quỹ đặc biệt hợp tác Mê Kông - Lan Thương tài trợ. Dự án “Phát triển mô hình sinh kế nông - lâm kết hợp góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường tại các xã vùng biên giới Mường Khương" có mục tiêu phát triển mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo nguồn sinh kế bền vững cho người dân vùng biên giới Lào Cai.

Bên cạnh đó, góp phần tạo nguồn sinh thủy, bảo vệ và phát triển rừng, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu. Với mục tiêu tạo nguồn sinh kế bền vững cho người dân vùng biên giới Mường Khương, Dự án triển khai mô hình nông - lâm kết hợp có diện tích 200 ha, trong đó năm 2024 thực hiện 105 ha tại 6 xã, thị trấn gồm: Bản Lầu, Lùng Vai, Tả Gia Khâu, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương. Các hộ dân tham gia dự án sẽ được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc mô hình, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện mô hình sinh kế nông - lâm kết hợp; hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác và tổ chức hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm trồng, chăm sóc và phát triển sản phẩm chè tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)... 

Trên toàn huyện Bát Xát, đầu năm 2023, theo rà soát huyện có 6.546 hộ nghèo (chiếm 37,11%); đến cuối năm 2023 toàn huyện giảm 1.220 hộ, tương đương tỷ lệ giảm khoảng 6,8% (vượt so với kế hoạch là 137 hộ). Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến cuối năm 2023 là 30,3%. Trong 7 tháng đầu năm 2024, Bát Xát đã giảm được 809 hộ (tương đương 4,5% số hộ nghèo của huyện). Huyện này đặt mục tiêu hết năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo về còn 25,28%. Hiệu quả từ các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp người dân thoát nghèo ở Bát Xát. 

Huyện Bát Xát đã lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cây trồng từ lúa, ngô, khoai, sắn sang trồng chè, cây ăn quả, chuối, dược liệu, rau trái vụ, đặc biệt các cây có giá trị kinh tế cao như Nho sữa Hàn Quốc, Hoa Ly (Lily)…được cấp ủy, chính quyền vào cuộc, nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng rất mạnh mẽ.

Cụ thể, Bát Xát hiện tại có tổng diện tích cây lê là 447,1 ha, với tổng sản lượng được 320 tấn, giá bán trung bình 25.000 đồng/kg, tổng giá trị thu hoạch đạt 8.000 triệu đồng; Cây Chè diện tích chè là 329,8 ha, trong 7 tháng đầu năm 2024, đã thu hoạch được 800 tấn búp chè tươi, giá bán trung bình từ 12.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch đạt 9.600 triệu đồng; Cây chuối tổng diện tích 766ha, trong 7 tháng đầu năm 2024 cho thu hoạch được 955 tấn, giá bán trung bình 4.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch đạt 3.820 triệu đồng; Cây dứa có tổng diện tích 60,5 ha, cho thu hoạch được 400,5 tấn quả, giá bán trung bình 6.500 đồng/kg, giá trị thu hoạch đạt 2.603 triệu đồng.

Tính tới thời điểm hiện tại Bát Xát cũng đã có 176 ha cây dược liệu, 162 ha cây đao riềng và 176 ha cây rau an toàn, rau trái vụ, 99 ha cây Hoàng Sin Cô, 3.230 ha cây Quế. Đặc biệt các cây có giá trị kinh tế cao như Nho sữa Hàn Quốc diện tích 0,7 ha, hoa Ly (Lily) diện tích trồng 55 ha tại xã Y Tý, Dền Sáng. Nhờ có chuyển đổi cây trồng từ lúa, ngô, khoai, sắn kém hiệu quả sang trồng chè, cây ăn quả, chuối, dược liệu, rau trái vụ, đặc biệt các cây có giá trị kinh tế cao như, lê tai nung, Nho sữa Hàn Quốc, Hoa Ly (Lily)… mà mặt bằng của huyện Bát Xát đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng lên, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bát Xát những năm gần đây cũng theo đó giảm dần.

Hiệu quả từ các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp người dân thoát nghèo ở Bát Xát.   

Với những kết quả đã đạt được, giai đoạn 2024 - 2029 huyện Bát Xát phấn đấu bình quân mỗi năm giảm trên 7,2% hộ nghèo; tỷ lệ trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99%; tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,5% trở lên; tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình, được nghe đài phát thanh đạt 100%. 

Tại huyện Văn Bàn, năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo đạt 4,34%, Số hộ nghèo giảm là 893 hộ nghèo; Số hộ nghèo còn lại là 2.261 hộ, Số hộ cận nghèo còn lại là 1.361 hộ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giảm nghèo dự ước đạt 2,23%, đạt 54,39% so với Kế hoạch tỉnh Lào Cai giao đầu năm (4,1%), cụ thể như sau: Tổng số hộ dân trên địa bàn là 20.538 hộ trong đó số hộ nghèo số hộ nghèo là 1.071 hộ, tỷ lệ nghèo còn lại là 8,78%; Số hộ cận nghèo còn lại: 1.261 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lại là 6,1%. 

Có được thành quả như này Văn Bàn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: chú trọng công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trong nhân dân để nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo, từ đó chủ động vươn lên thoát nghèo. Văn Bàn đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển mô hình kinh tế bằng việc dựa vào cấu tạo và địa hình của đất phù hợp phát triển mô hình trồng cây hoa màu, trồng rau, trồng cây ăn quả, trồng mía,… thay cho trồng cây lương thực nhằm đem lại thu nhập cao và ổn định cuộc sống của các hộ dân ở xã trên địa bàn. 

Ngoài ra, để tạo điều kiện giúp các gia đình từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định đời sống, trong giai đoạn từ năm 2020 - 2024, với nhiều chương trình, đề án hỗ trợ nhà ở cụ thể, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Văn Bàn đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 544 hộ gia đình người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.  

Năm 2024, tổng nhu cầu vốn thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án số 10-ĐA/TU về Giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai là 148,4 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 83,8 tỷ đồng. Vốn nhân dân đóng góp (xã hội hóa) là 65 tỷ đồng.

Để thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người dân, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND thực hiện Đề án số 10-ĐA/TU về giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai năm 2024. 

Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2024 đạt trên 4% theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia. Riêng với các huyện nghèo, tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,6% trở lên; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44,6 triệu đồng/năm. Phấn đấu  trên 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất.

Đáng chú ý, 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; tối thiểu 200 người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ đào tạo; trong đó có khoảng 120 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo). 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã, thôn đặc biệt khó khăn xuống dưới 27,2%...   

Để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trên, tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 09/2/2023 của UBND tỉnh; đẩy mạnh đối thoại giảm nghèo tại cơ sở, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để có giải pháp chỉ đạo phù hợp. Khơi dậy ý chí chủ động, tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. xây dựng mô hình Tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp các hộ khá giả hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo giúp nhau giảm nghèo bền vững.

Chú trọng đào tạo nghề, tư vấn, giải quyết việc làm ổn định. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Giáo dục; y tế; nhà ở cho hộ nghèo; nước sạch và vệ sinh môi trường; thông tin và truyền thông..../.

 

 

Dương Hằng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline