Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 02/11/2024 08:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ bảy, 02/11/2024

Hiệu quả "kép" từ dịch vụ môi trường rừng tại Đắk Nông

Thứ hai, 28/10/2024 06:10

TMO - Nguồn thu ổn định từ dịch vụ môi trường rừng đã giúp nhiều chủ rừng tại tỉnh Đắk Nông có thêm thu nhập, chú trọng vào công tác bảo vệ và phát triển diện tích rừng. Từ đó góp phần bảo tồn rừng bền vững.

Đắk Nông là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có diện tích rừng lớn với hơn 248.000ha rừng, trong đó có khoảng 196.358ha rừng tự nhiên. Hiện tại, địa phương này đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững để nâng cao giá trị từ rừng, đặc biệt, Đắk Nông chú trọng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, giúp cho người dân, chủ rừng có điều kiện phát triển kinh tế và ổn định hơn.

Theo lãnh đạo tỉnh Đắk, tỉnh có nhiều lợi thế về rừng với diện tích rừng tự nhiên lớn đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Đắk Nông đang ngày càng khó khăn do kinh phí eo hẹp, phần lớn kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đều dựa chủ yếu vào nguồn thu từ cung dịch vụ môi trường rừng cho các hoạt động sản xuất thủy điện, nước sạch.

Đơn cử như tại rừng phòng hộ Thác Mơ, theo Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông) cho biết, đơn vị đang quản lý, bảo vệ tổng diện tích tự nhiên gần 6.500ha rừng. Trong đó, diện tích quản lý bảo vệ tập trung hơn 5.500ha; diện tích giao khoán cho cộng đồng các dân tộc thiểu số sống gần rừng quản lý, bảo vệ gần 1.000ha. Lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ nằm trên địa giới hành chính xã biên giới Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Xung quanh rừng chủ yếu người M’nông (dân tộc thiểu số tại chỗ) và một số dân tộc thiểu số khác. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Do đó việc bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng gặp nhiều khó khăn.

Đây cũng là đơn vị có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất tỉnh Đắk Nông, hệ thống các tuyến đường tuần tra, kiểm tra rừng trên lâm phần được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ cũng thuộc diện khó khăn, hiểm trở nhất tỉnh. Những yếu tố này không ít khó khăn cho công tác kiểm soát rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng.

Tuy vậy, nhờ sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể đơn vị, sự ủng hộ, chia sẻ các khó khăn của các ngành chức năng, đơn vị biên phòng, chính quyền địa phương cũng như cộng đồng dân cư sống gần rừng, thời gian qua, trên lâm phần được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ quản lý hầu như không xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

Tương tự, xã Quảng Sơn nằm cách trung tâm huyện Đắk Glong 56km và là xã có diện tích tự nhiên, diện tích rừng, đất lâm nghiệp lớn nhất nhì tỉnh Đắk Nông. Hiện, Ủy ban Nhân dân xã Quảng Sơn cũng là một đơn vị chủ rừng với tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao quản lý, bảo vệ hơn 4.300ha, trong đó có 650ha là đất có rừng.

Từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng, nhiều cánh rừng ở Đắk Nông được phủ xanh, và bảo vệ chặt chẽ. (Ảnh minh hoạ: HD). 

Do điều kiện rừng phân tán, nằm xen kẽ với các diện tích đất đai đã bị lấn, chiếm nhiều năm nay để trồng cây công nghiệp và sử dụng vào mục đích khác nên Ủy ban Nhân dân xã Quảng Sơn chỉ được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho hơn 400ha rừng (tức chỉ chiếm gần 65% diện tích rừng xã được giao quản lý). Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Quảng Sơn, đây là một nguồn thu quan trọng để xã thực hiện tốt hơn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn hiện nay.

Thời gian qua, xã đã sử dụng nguồn kinh phí này để hợp đồng thêm người lao động phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích được giao quản lý. Nguồn tiền từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng được chi trả đều đặn hàng năm đã góp phần giúp Ủy ban Nhân dân xã có thêm nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến lâm nghiệp, trong bối cảnh diện tích rừng, đất rừng được giao quản lý, bảo vệ khá lớn.

Toàn xã Quảng Sơn có hơn 35.000ha rừng, đất rừng, trong đó có gần 28.000ha rừng tự nhiên, rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng của xã Quảng Sơn hiện ở mức hơn 61%, cao gấp hơn 1,5 lần so với mức bình quân chung toàn tỉnh. Hiện nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông đang tiến hành chi trả theo 5 đơn giá cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, đơn giá chi trả thấp nhất gần 648.000 đồng/1ha và đơn giá chi trả cao nhất 950.000 đồng/ha.

Đáng chú ý, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo nên mối liên kết vững chắc giữa người cung ứng và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong 9 tháng đầu năm 2024 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thu tiền dịch vụ môi trường rừng hơn 79,6 tỷ đồng. Đồng thời chi hơn 58,9 tỷ đồng, bao gồm: thanh quyết toán tiền tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2023 và tạm ứng tiền DVMTR năm 2024.

Trong năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông đã tiến hành kiểm tra, giám sát việc kê khai và nộp tiền dịch vụ môi trường rừng tại 14 đơn vị; tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với 22 đơn vị chủ rừng, đảm bảo việc chi đúng quy định, đối tượng.

Cũng theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông, thông qua kiểm tra, giám sát để đánh giá, nâng cao việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của các đơn vị chủ rừng đảm bảo đúng quy định, đúng mục đích và có hiệu quả.

Trên cơ sở kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những tồn tại, khó khăn, vướng mắc; kịp thời đề xuất chấn chỉnh, bổ sung hoàn thiện trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.

Lực lượng Kiểm lâm Đắk Nông tuần tra, giám sát rừng. (Ảnh minh hoạ: PH).

Bên cạnh đó, tháng 7/2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông đã được Cục tác chiến (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) cấp phép phương tiện bay không người lái. Việc kết hợp các giải pháp về theo dõi diễn biến diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua hệ thống thông tin địa lý (GIS), viễn thám với phương tiện bay không người lái được kỳ vọng sẽ phục vụ hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Từ tháng 8/2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông đã tổ chức sử dụng phương tiện bay không người lái để phục vụ công tác kiểm tra diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng đối với cộng đồng bon Bu Nơr A&B (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông); cộng đồng bon Điêng Đu (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông); và Doanh nghiệp tư nhân cây cảnh Đức Minh (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông).

Cùng với việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng góp phần quản lý, phát triển rừng bền vững, Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển rừng tự nhiên gắn với phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án này có kinh phí thực hiện gần 893 tỉ đồng, do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư. Đề án này lấy trọng tâm là việc bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên gắn với phát triển kinh tế - xã hội và ổn định dân cư sống trong rừng và gần rừng. Bên cạnh đó, đặt ra mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 40% vào năm 2025 và trên 42% năm 2030, tương đương với mức bình quân của cả nước.

Từ khi triển khai thực hiện đến nay, chi trả dịch vụ môi trường rừng đã từng bước đi vào cuộc sống, giúp tạo lập nguồn lực tài chính bền vững nhằm cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Quá trình triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đã khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả thiết thực của phương châm “lấy rừng nuôi rừng” để nhà máy thủy điện có nước, địa phương giữ được rừng và người dân được hưởng lợi về kinh tế nhờ rừng.

 

Thuỳ Châm

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline