Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 07:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Hải Phòng: Tổ chức Hội thi truyền thống “Vật dân tộc thời Mạc” lần thứ III

Thứ bảy, 20/01/2024 22:01

TMO - Hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc và Lễ hội Chợ quê thời Mạc sẽ diễn ra vào dịp xuân mới Giáp Thìn 2024.

Nhằm khôi phục, tôn vinh truyền thống vật dân tộc đã được Thái tổ Nhân Minh Cao Hoàng Đế Mạc Đăng Dung khởi dựng và truyền dạy cách đây 5 thế kỷ với tinh thần thượng võ - vật của vùng đất Dương Kinh xưa, Hải Phòng nay, Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng và Ban quản lý Di tích Từ đường họ Mạc xã Ngũ Đoan đã tổ chức Hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc.

Sau 2 năm tổ chức, Hội thi đã khẳng định được nét đẹp về một lễ hội dân gian đặc sắc và dần hình thành một sản phẩm văn hoá, du lịch, lịch sử, tâm linh độc đáo và hấp dẫn, cuốn hút người dân, du khách thập phương.

Họp báo thông tin về Hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc.

Hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc và Lễ hội Chợ quê thời Mạc xuân mới Giáp Thìn 2024 lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 20/02/2024 đến 22/02/2024 (tức 11 - 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Tham gia hội thi có 15 đến 20 đoàn trong cả nước; có từ 150 - 200 đô vật.

Chợ xuân Dương Kinh sẽ tổ chức từ ngày 15/02/2024 đén 26/02/2024  (tức mồng 6 - 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong đó có 10 - 15 gian hàng, chủ yếu là các gian hàng ẩm thực truyền thống, đặc sắc vùng miền phục vụ du khách, người dân, người đến thăm viếng Di tích và xem đấu vật…

Ông Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng.

Ông Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng thông tin: "Từ thành công và hiệu quả Hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc và Lễ hội Chợ quê thời Mạc, Ban tổ chức mong muốn phát huy và lan toả mạnh mẽ các giá trị tốt đẹp của các lễ hội, các di sản, di tích lịch sử, văn hoá về nhà Mạc tại xã Ngũ Đoan, Kiến Thuỵ đến với du khách trong và ngoài nước".

Theo thông tin từ Ban tổ chức, Lễ hội năm Giáp Thìn 2024 sẽ có thêm một số hoạt động chợ xuân phong phú, hấp dẫn, cuốn hút hơn, thời gian kéo dài hơn. Do đó sẽ thu hút được nhiều người dân, du khách thập phương hơn, không chỉ đến xem hội thi vật mà còn đến chợ du xuân, ngắm cảnh, thưởng thức các món ăn ẩm thực đặc sắc, các trò chơi dân gian; các chương trình văn hoá, nghệ thuật giàu bản sắc.

Trước đó, ngày 15/12/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Trong đó, đối với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao bảo đảm Nhân dân được đón Tết vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, quản lý lễ hội của địa phương trước, trong và sau Tết Nguyên đán; kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính, mê tín dị đoan. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng kế hoạch, chủ động chuẩn bị các điều kiện để phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán; niêm yết công khai giá dịch vụ; triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm.

Đối với chính quyền các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt, hội nghị, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán của từng địa phương. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng, các cấp chính quyền cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu tại Chỉ thị này tại địa phương, quan tâm, hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp Nhân dân;

Theo dõi, nắm tình hình chi trả lương, thưởng cho người lao động của doanh nghiệp, nhất là người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm tạm thời để có giải pháp hỗ trợ kịp thời; theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả, thị trường, kịp thời có các biện pháp điều hành phù hợp; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh…/.

 

 

Trung Kiên

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline