Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 02/11/2024 08:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ bảy, 02/11/2024

Hải Phòng chủ động ứng phó, ngăn chặn cháy rừng trong mùa hanh khô

Thứ hai, 21/10/2024 14:10

TMO - Trước tình hình thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài, TP. Hải Phòng đã tăng cường các biện pháp cấp bách trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng. Đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân trong bảo vệ rừng mùa hanh khô.

TP. Hải Phòng nằm trong vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình với 5 cửa sông lớn đổ ra biển gồm các sông Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, Cấm và Nam Triệu.

Theo Sở NN&PTNT Hải Phòng, diện tích rừng trên địa bàn TP là 14.000ha, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng ven biển. Rừng tự nhiên chiếm hơn 9.000ha, rừng trồng hơn 4.100 ha và diện tích mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn là hơn 572 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn thành phố là 8,67%. Cùng với đó, TP.Hải Phòng có tổng diện tích hơn 24.000ha bãi bồi ven biển, trong đó bãi triều cao khoảng 12.400 ha, bãi triều trung hơn 5.500 ha và còn lại là bãi cát ven biển.

Cùng với nhiều địa phương khác, những năm qua, TP.Hải Phòng là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã khiến nhiều diện tích rừng của TP.Hải Phòng bị tàn phá. Đơn cử như rừng tại Vườn quốc gia Cát Bà được đánh giá chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại Hải Phòng sau bão số 3 (Yagi).

Toàn bộ khu vực rừng trồng và rừng tự nhiên phòng hộ đồi núi, rừng đặc dụng bị thiệt hại nghiêm trọng, để lại khối lượng lớn vật liệu dễ cháy. Hiện nay, việc khai thác tận dụng, tận thu cây gỗ bị đổ gãy do bão gặp nhiều khó khăn do thiếu quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền lập, phê duyệt phương án khai thác rừng, xử lý gỗ và lâm sản sau khai thác đối với rừng phòng hộ, đặc dụng thuộc sở hữu nhà nước bị thiệt hại do thiên tai. Lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Bà cho biết, nguy cơ cháy rừng hiện rất lớn, cần có kế hoạch chi tiết để phòng ngừa, nhưng hiện tại lực lượng rất mỏng. Do vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng ngừa và chính quyền các địa phương cùng vào cuộc.

Lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Bà cũng đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của việc để nguyên thực bì sau mùa khô để tạo điều kiện cho thảm thực vật dưới tán rừng phát triển. Thảm thực vật và hệ sinh thái dưới tán rừng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cháy rừng. Ban quản lý Vườn quốc gia Cát Bà đã huy động toàn bộ lực lượng kiểm lâm ứng trực và tuyên truyền cho người dân. Từ nay cho đến tháng 4 năm sau, trước mùa mưa, lực lượng kiểm lâm sẽ không được nghỉ phép để đảm bảo công tác PCCC.

Bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái rừng ở Hải Phòng với diện tích ảnh hưởng lên đến hơn 7.100ha. Trong đó, thiệt hại hoàn toàn có hơn 893 ha, thiệt hại rất nặng hơn 1.565 ha, thiệt hại một phần có hơn 459 ha. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính là gần 600 triệu đồng. Theo Sở NN&PTNT Hải Phòng, sau bão số 3, từ 14- 20/10, trên địa bàn TP. Hải Phòng ghi nhận 6 vụ cháy rừng, tổng thiệt hại khoảng 10ha rừng tại các khu vực có rừng như: Cát Hải, Thủy Nguyên, Đồ Sơn...Mặc dù không gây thiệt hại về người và tài sản, các vụ cháy rừng này đã ảnh hưởng đến cảnh quan và hệ sinh thái.

Rừng tại quận Đồ Sơn (TP. Hải Phòng) bị gãy đổ sau bão số 3. (Ảnh minh hoạ: HPGOV).

 Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự bất cẩn trong việc sử dụng lửa của người dân, bao gồm đốt vàng mã, đốt rác và khai thác mật ong. Việc hàng nghìn hecta rừng có cây gãy đổ, lá rụng đúng vào mùa hanh khô khiến nguy cơ cháy rừng cao chưa từng thấy, do đó, cần sự chung tay và quyết liệt vào cuộc của các đơn vị, địa phương để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá với những giải pháp hữu hiệu. Sở NN&PTNT Hải Phòng đã đề nghị UBND các quận, huyện tổ chức điều tra, thống kê diện tích, vị trí, đối tượng quản lý và diện tích rừng bị ảnh hưởng để đánh giá thiệt hại và phục hồi rừng bị hư hại.

Cùng với đó, các địa phương cần quản lý rừng chặt chẽ, ngăn chặn phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép. Huy động nguồn lực từ các tổ chức và cộng đồng để thực hiện vệ sinh rừng, đặc biệt tập trung vào khu vực bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về PCCC rừng cần được tăng cường trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

Đối với những diện tích rừng bị thiệt hại trên 70%, việc phục hồi rừng cần được ưu tiên, đảm bảo tính bền vững. Sở NN&PTNT sẽ nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng phương án trồng lại rừng, sử dụng nguồn ngân sách trồng rừng thay thế từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thành phố. Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hải Phòng cho biết, trong những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCC rừng tại Hải Phòng được chú trọng và chỉ đạo chặt chẽ. Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển được quản lý, bảo vệ tốt. Công tác PCCC rừng được triển khai kịp thời và hiệu quả.

Đồng thời tuyên truyền, kiểm tra, giám sát đều được thực hiện đúng phương châm “bốn tại chỗ”. Khi có sự cố cháy rừng xảy ra, đã có biện pháp cứu chữa kịp thời để ngăn chặn lửa lan rộng và thiệt hại nghiêm trọng đến rừng. Tuy vậy, việc bảo vệ rừng và PCCC rừng ở Hải Phòng đang gặp khó khăn.

Do địa hình đồi núi hiểm trở và cơ sở hạ tầng phục vụ chưa hoàn thiện, cần được cần đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông phục vụ xe chữa cháy rừng, tuần tra rừng, chòi canh lửa cảnh báo cháy rừng, hồ, bể chứa nước phục vụ chữa cháy để nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm cũng đang thiếu hụt về số lượng cán bộ và trang thiết bị, cần được tăng cường nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng và PCCC.

Lực lượng chức năng TP. Hải Phòng khống chế đám cháy rừng. (Ảnh minh hoạ: CAHP).

Hiện nay, tại quận Đồ Sơn và quận Kiến An (TP.Hải Phòng), nguy cơ cháy rừng đang hiện hữu, do vậy công tác PCCC rừng cần phải được tăng cường, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Việc xác định rõ chủ rừng và diện tích rừng bị thiệt hại là vô cùng quan trọng. Đồng thời, việc phân loại cây bị thiệt hại, thu gom, quét dọn phần cây gẫy rụng cũng cần được thực hiện khẩn trương để tránh gây thiệt hại và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Ngoài ra, công tác khoanh vùng rừng, ngăn chặn cháy lây lan là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Việc tuyên truyền nâng cao ý thức tự PCCCR cho người dân và phát huy hiệu quả hoạt động của các “tổ liên gia an toàn PCCC” cũng cần được chú trọng. Bên cạnh đó, sự chung tay của mọi người dân và các cơ quan chức năng là yếu tố ngăn chặn các vụ cháy rừng xảy ra.

Sự phối hợp giữa các ban, ngành, cơ quan, đơn vị chức năng sẽ đảm bảo công tác PCCCR được thực hiện hiệu quả. Việc phân công cán bộ chuyên trách bám nắm địa bàn, phối hợp với chính quyền xã, phường, thị trấn có rừng, các cơ quan, đơn vị và ngành liên quan là hết sức cấp thiết. Đồng thời Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm được giao thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ rừng trong việc thực hiện công tác PCCCR.

Còn Công an thành phố Hải Phòng được yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm khắc các hành vi sai phạm trong công tác PCCCR, răn đe, giáo dục học sinh và phòng ngừa chung.

Việc bảo vệ rừng nói chung là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, được coi là mục tiêu, nội dung cơ bản của phát triển bền vững, được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội của TP.Hải Phòng, nhất là trong điều kiện thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.

Do đó, TP.Hải Phòng đã và đang nâng cao khả năng phòng ngừa, ứng phó, nhằm phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, ngăn chặn cháy rừng, từ đó từng bước nâng cao chất lượng rừng và bảo tồn các nguồn gen động/thực vật di truyền quý hiếm của rừng Việt Nam.

 

Anh Thư

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline