Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 01:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Hà Tĩnh: Nhiều bất cập trong hoạt động khai thác và vận chuyển đất san lấp

Thứ ba, 13/08/2024 15:08

TMO - Hàng chục chiếc xe tải chở vật liệu di chuyển trên tuyến Tỉnh lộ 21 đi qua thôn 6, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh làm rơi vãi đất ảnh hưởng đến đời sống người dân, hư hỏng nhiều đoạn đường trên địa bàn.  

Theo quy định, hoạt động vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng phải triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường. Nhiều công trình, dự án trong quá trình triển khai đã thực hiện rất tốt việc này, tuy nhiên vẫn còn công trình, dự án xây dựng trong quá trình triển khai chưa thực sự coi trọng vấn đề về bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, cuộc sống của nhiều hộ dân tại thôn 6, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà bị ảnh hưởng bởi tình trạng xe tải chở đất che chắn không cẩn thận làm rơi vãi đất, đá xuống đường khiến môi trường sống nơi đây bị ảnh hưởng, đồng thời làm hư hỏng nhiều đoạn đường trên địa bàn.

Nhiều mỏ khai thác đất san lấp hoạt động trên tuyến Tỉnh lộ 21 đi qua xóm 2, thôn 6, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 

Theo tìm hiểu của PV Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, hiện trên tuyến Tỉnh lộ 21 đi qua xóm 2, thôn 6, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà đang có nhiều mỏ khai thác đất hoạt động. Trong đó các mỏ đất san lấp của Công ty CP Cơ giới và Xây dựng 5-3, giấy phép số 3648/GP-UBND cấp ngày 8/11/2019 công suất khai thác là 80.000m3/1năm. Công ty Cổ phần và TNHH Hoàng Tuấn Khanh, số giấy phép 4030/GP-UBND cấp ngày 12/12/2021, công suất khai thác là 80.000m3/1năm. Mỏ đất phục vụ cao tốc tuyến Bắc- Nam của Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng. Mỏ đất san lấp của công ty Cổ phần Vận tải và Xây dựng 2/9, giấy phép số 1971/GP-UBND cấp ngày 26/6/2020, công suất khai thác là 50.000m3/1năm. 

Theo ghi nhận của PV, mỗi ngày có hàng chục chiếc xe tải lớn chở đất phục vụ các công trình đang thi công. Những phương tiện này che chắn sơ sài vận chuyển liên tục trên tuyến tỉnh lộ ĐT21 ra tuyến ĐT3. Quá trình vận chuyển, nhiều phương tiện di chuyển với tốc độ cao làm đất đá rơi văng xuống đường gây ô nhiễm môi trường, nhiều đoạn đường bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Bụi mù mịt phát tán ra môi trường xung quanh mỗi khi những phương tiện chở đất đi qua. 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang H- sống gần khu vực khai thác của các mỏ đất cho biết: Bà con sống xung quanh đây bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, người dân ở đây rất bức xúc nhưng không biết kêu ai cả. Hàng chục chiếc xe chạy nhưng không che chắn cẩn thận, làm đất đá rơi, văng ra đường bụi bẩn lắm. Có nhiều nhà đã che bạt kín quanh nhà nhưng cũng không thể tránh được bụi, các vật dụng trong nhà bám đầy bụi phủ. 

Chị Phương sinh sống tại xã Lưu Vĩnh Sơn chia sẻ: “Từ ngày ở trên địa bàn xã cho khai thác các mỏ đất thì trên trục đường này ảnh hưởng rất nhiều, người dân chúng tôi bao năm nay trồng hoa đào để bán, nhưng gần đây khi các mỏ đất hoạt động thì bụi bám vào cây, hoa xấu. Mình mang đi bán thì người mua họ chê bởi vì hoa phải sạch và đẹp thì họ mới mua, chứ bụi bám bẩn họ không chịu mua, cho dù chúng tôi bán rẻ đến như thế nào nữa thì họ vẫn không mua, khiến bà con thất thu”.

Nhiều đoạn đường bị ảnh hưởng, hư hỏng. 

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Viết Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà cho biết: “Từ khi những mỏ đất đi vào hoạt động đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Dân phản ánh cũng nhiều và xã cũng đã nắm bắt được tình hình. UBND xã cũng đã mời các công ty lên làm việc. Ví dụ như họ chở đất làm rơi vãi dọc đường thì chúng tôi cũng đã có nhắc nhở, có cam kết nhưng thực chất xe chạy nhiều quá, kể cả đường ở đây cũng bị hư hỏng rất nhiều. Chúng tôi cũng đã báo lên huyện, lên tỉnh.”

Ông Lưu Vĩnh Phan - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà cho biết: “Việc khai thác và vận chuyển đất của các mỏ có lưu thông qua đoạn đường DT 550 tỉnh lộ 7 của xã, xã cũng đã đề xuất nhiều bởi họ chở không đảm bảo môi trường và nhân dân cũng có nhiều ý kiến. Xã cũng đã có văn bản gửi lên UBND huyện và Công an huyện. Cũng rất mong báo chí vào cuộc phản ánh để các sở ban ngành vào cuộc rốt ráo hơn”.  

Ngoài ra, về thủ tục pháp lý đối với hoạt động khai thác mỏ, ông Phan Tuấn Cường cán bộ phòng TN&MT huyện Thạch Hà cho biết: “Hiện trên địa bàn huyện Thạch Hà mới có ba mỏ đầy đủ thủ tục pháp lý còn lại thì chưa có mỏ nào có thủ tục pháp lý cả. Mỏ đất của công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh (Xã Lưu Vĩnh Sơn) chưa có chủ trương, chưa lắp đặt camera giám sát, chưa có trạm cân. Mỏ của Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây dựng 5-3 (Xã Lưu Vĩnh Sơn) hiện chưa có thủ tục thuê đất, không có trạm cân, không có camera giám sát lưu trữ dữ liệu. Hai mỏ của Công ty 319 Bộ Quốc phòng thì chưa đền bù xong cho dân nên hiện tại thủ tục pháp lý cũng chưa có gì”. 

Riêng mỏ của Công ty Cổ phần Vận tải và Xây dựng 2/9 trên địa bàn xã Lưu Vĩnh Sơn thì đã bị đình chỉ hoạt động mấy tháng qua do khai thác khoáng sản vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản. Mỏ của công ty này cũng chưa được thuê đất. Mặc dù huyện đã hỏi bên Sở TN&MT và cả bên doanh nghiệp rất nhiều lần nhưng đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời... 

Tại biên bản làm việc của Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 24/5/2024 chỉ rõ: Trong các năm 2021, 2022 Công ty Cổ phần Vận tải và Xây dựng 2/9 đã khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm. Năm 2021, Thanh tra Sở TN&MT đã xử phạt vi phạm hành chính tại quyết định số 26/QĐ-XPVPHC ngày 17/11/2022. Nhưng năm 2022, Công ty lại tiếp tục khai thác vượt công suất 63% (vượt 31.143m3) so với công suất được phép khai thác hàng năm là vi phạm quy định tại điểm B1, khoản 4 điều 41 nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản( Được sửa đổi bổ sung tại điêm d khoản 18 điều 2 nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ)... 

Các điểm mỏ khai thác nhìn từ trên cao. 

Đáng chú ý, tại khu vực khai thác của các mỏ đã được hạ rất thấp so với hiện trạng đồi núi trên thực tế, các mỏ đất nằm nằm sát nhau, sử dụng chung tuyến đường để phục vụ cho việc khai thác và vận chuyển khoáng sản. Một vài mỏ đã lắp đặt trạm cân, thế nhưng theo quan sát và ghi nhận thực tế của PV thì tại thời điểm PV có mặt hầu hết các phương tiện vận tải đã bỏ qua việc phải cân tải trước khi di chuyển ra ngoài. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về việc thất thoát tài nguyên cũng như gây thất thoát ngân sách nhà nước. 

Việc xe tải chở đất chạy thường xuyên tại các khu vực đông dân cư đất đá rơi vãi, bụi bặm trong những ngày nắng, lầy lội đường những ngày mưa khiến chất lượng môi trường sống của người dân khu vực bị ảnh hưởng cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Thực tế này đòi hỏi cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra, sớm có giải pháp nhằm đảm bảo môi trường trong hoạt động vận chuyển đất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và giao thông vận tải

Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường quy định rõ về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, trong đó có quy định: Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường; Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định; Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;…

Đối với hoạt động giao thông vận tải, Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường quy định, phương tiện giao thông vận tải phải được cơ quan đăng kiểm kiểm định, xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật.

Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông; Tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện, năng lực về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường phải được thực hiện bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường; Việc xây dựng công trình giao thông phải có giải pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động đến địa hình, cảnh quan, địa chất, di sản thiên nhiên…/.

 

 

Mỹ Hà

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline