Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 14:07

Tin nóng

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Thứ ba, 08/07/2025

Hà Tĩnh: Nguồn vốn ERPA góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng

Thứ ba, 08/07/2025 06:07

TMO - Nguồn vốn từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) đang tạo động lực tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Hà Tĩnh. Thông qua việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân nâng cao ý thức giữ rừng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp của địa phương.

Tại Hà Tĩnh, nguồn vốn từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) đang mang lại hiệu quả rõ nét trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Không chỉ là nguồn tài chính hỗ trợ trực tiếp cho người dân sống gần rừng, ERPA còn góp phần thay đổi nhận thức về vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông qua cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân hiểu rõ giá trị kinh tế từ việc giữ rừng, từ đó chủ động tham gia vào các hoạt động tuần tra, chăm sóc, khoanh nuôi và tái sinh rừng. Tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng đã phát huy tốt vai trò cộng đồng trong gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.

Việc chi trả minh bạch, đúng đối tượng cũng tạo thêm niềm tin và sự gắn bó của người dân với rừng. Bên cạnh đó, nguồn vốn ERPA còn được tích hợp với các chương trình phát triển sinh kế, giúp người dân vừa có thu nhập ổn định, vừa nâng cao trách nhiệm trong quản lý rừng. Mô hình này đang mở ra hướng đi bền vững cho lâm nghiệp Hà Tĩnh trong giai đoạn tới.

Chi trả minh bạch tạo thêm niềm tin và sự gắn bó của người dân với rừng.

Sau khi Kế hoạch tài chính nguồn ERPA được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tạm ứng 100% kinh phí cho các đơn vị hưởng lợi. Thời gian còn lại để giải ngân nguồn Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) chỉ còn 6 tháng. Đây là áp lực rất lớn cho các chủ rừng.

Vì vậy, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) Việt Nam vừa có cuộc làm việc với Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn lại, đồng thời đôn đốc ngành chức năng hướng dẫn chủ rừng thực hiện giải ngân nhanh nguồn vốn các năm 2023, 2024 và xây dựng kế hoạch tài chính năm 2025 theo đúng quy định pháp luật.

Lãnh đạo Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh thông tin, tính đến ngày 31/5, nguồn ERPA năm 2023 đã chi cho đối tượng hưởng lợi đạt hơn 15,4 tỷ trên kế hoạch được duyệt duyệt hơn 36,1 tỷ đồng. Năm 2024 chi trả gần 11,6 tỷ trên kế hoạch được duyệt hơn 44,9 tỷ đồng. Đối với nguồn năm 2025, Quỹ đã chủ trì tổ chức họp lấy ý kiến các sở, ngành liên quan để hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.

Theo Lãnh đạo Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn ERPA, đồng thời đáp ứng yêu cầu chi trả kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng theo đúng mục tiêu chương trình.

Trước đó, vào ngày 25/6 vừa qua, Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định điều chỉnh các quyết định phê duyệt Kế hoạch tài chính năm 2024, nguồn thu từ thoả thuận ERPA năm 2023 và năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân mức tạm ứng được điều chỉnh từ 50% lên 100%. Cụ thể, “Điều chỉnh điểm a, khoản 3, Điều 3 của Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 và điều chỉnh đổi điểm a, khoản 2, Điều 3 của Quyết định số 2445/QĐ-UBND ngày 23/10/2024 của UBND tỉnh Hà Tĩnh như sau: Sau khi Kế hoạch tài chính được UBND tỉnh phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh thực hiện tạm ứng 100% kinh phí theo kế hoạch cho các đơn vị hưởng lợi. Việc thanh quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành”, Quyết định nêu.

Phải khẳng định, dù đang thực hiện thí điểm nhưng hiện tại và tương lai, nguồn ERPA đang và sẽ góp phần rất lớn đảm bảo sinh kế cho người dân sống gần rừng, giúp các địa phương, cộng đồng dân cư có nguồn lực xây dựng, sửa chữa hạ tầng nông thôn, mua sắm trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng, qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Kết hợp nguồn kinh phí hỗ trợ từ ERPA, hiệu quả quản lý rừng được nâng cao rõ rệt.

Đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thông qua việc tăng cường tuần tra, giám sát, áp dụng công nghệ thông tin trong theo dõi diễn biến rừng, kết hợp nguồn kinh phí hỗ trợ từ ERPA, các chủ rừng, đặc biệt là các đơn vị tổ chức đã chủ động hơn trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

Nhờ đó, hiệu quả quản lý rừng được nâng cao rõ rệt, chất lượng rừng ngày càng cải thiện, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Nhìn xa hơn, tiềm năng nguồn ERPA là tiền đề giúp doanh nghiệp quản lý tốt diện tích rừng tự nhiên, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sống gần rừng khi tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện theo Thỏa thuận ERPA quy định, các chủ rừng lớn khác như: BQL rừng phòng hộ Hương Khê, Vườn quốc gia Vũ Quang, BQL khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ… đều chủ động chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết về hồ sơ thủ tục, hiện trường, liên hệ đơn vị cung ứng giống cây lâm nghiệp… để bắt thay thực hiện khi hoàn tất các bước, không chờ nhau làm chững Chương trình.

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có tổng diện tích rừng hơn 304.900 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng trên 74.000 ha; rừng phòng hộ hơn 110.300 ha; rừng sản xuất hơn 130.600 ha. Năm 2023 diện tích rừng tự nhiên được chi trả theo kế hoạch tài chính hơn 201.700 ha; năm 2024 trên 199.000 ha.

Việc triển khai hiệu quả nguồn vốn từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) tại Hà Tĩnh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân mà còn góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng và giảm phát thải khí nhà kính.

Thông qua hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân đã thay đổi nhận thức, chủ động hơn trong gìn giữ rừng và tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng bền vững. Cách làm này đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác lâm nghiệp.

Hà Tĩnh đang từng bước xây dựng được mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, với sự hỗ trợ của chính sách tài chính rõ ràng, minh bạch và phù hợp thực tiễn. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục mở rộng các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, tích hợp với phát triển sinh kế, nâng cao đời sống người dân gắn bó với rừng. Thành công của ERPA tại Hà Tĩnh cũng là kinh nghiệm để nhân rộng trong các địa phương có tiềm năng rừng trên cả nước.

 

 

Quang Hùng

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline