Hotline: 0941068156

Thứ tư, 28/05/2025 06:05

Tin nóng

Thủ tướng đề nghị ASEAN và GCC đưa lĩnh vực tăng trưởng xanh trở thành trụ cột hợp tác mới

3 trọng tâm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

Cần thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 2025

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng

Việt Nam – Pháp: Phát triển mối quan hệ đối tác để xây dựng một tương lai thịnh vượng

Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Thứ tư, 28/05/2025

Hà Tĩnh: Mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC

Thứ ba, 27/05/2025 06:05

TMO - Hà Tĩnh tiếp tục mở rộng thêm hàng nghìn hecta rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, nâng tổng diện tích đạt chuẩn trên địa bàn lên hơn 34.500 ha, góp phần nâng cao giá trị kinh tế lâm sản, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gỗ chính ngạch.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh,  bình quân mỗi năm, Hà Tĩnh trồng mới được khoảng 8.000 ha rừng các loại; trong đó có gần 95% là rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ và khoảng 3 triệu cây phân tán. Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh còn duy trì khoanh nuôi gần 2.800 ha rừng tái sinh, làm giàu hơn 200 ha rừng tự nhiên.

Cùng với giá trị phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giữ gìn môi trường sinh thái thì việc phát triển rừng đã giúp Hà Tĩnh đạt sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 500.000 m3/năm, tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động.

Từ nay đến năm 2030, Hà Tĩnh phấn đấu đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 52%. Để đạt được mục tiêu này, hằng năm, toàn tỉnh phải trồng mới rừng tập trung đạt từ 7.000 - 8.000ha, trong đó rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khoảng 400ha.

Nhằm quản lý rừng theo hướng bền vững, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đã chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; phối hợp triển khai khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch và tuyên truyền đến các chủ rừng tham gia cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.

Đồng thời, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây lâm nghiệp chất lượng cao vào trồng rừng; khuyến khích người dân thuê khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn;… Nhờ đó, đến nay, đa số người dân, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia, triển khai thực hiện đánh giá cấp chứng chỉ rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc nâng cao giá trị gỗ. 

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC được cấp thông qua quy trình đánh giá chặt chẽ, độc lập theo tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu rừng phải được quản lý theo các nguyên tắc nghiêm ngặt về môi trường, xã hội và kinh tế.

Nhờ đó, chủ rừng của Hà Tĩnh từng bước nhận thức rõ hơn về trách nhiệm với môi trường nói chung, quan tâm nhiều hơn đến sự bảo tồn và đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh cảnh. Đặc biệt, rừng đạt chứng chỉ FSC tạo điều kiện để người dân kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm lâu dài, hướng đến xây dựng chuỗi giá trị gỗ rừng trồng hiệu quả, minh bạch. Chứng nhận FSC cũng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng gỗ xuất khẩu khi tiếp cận với các thị trường khó tính như: EU, Hoa Kỳ…

Chứng chỉ FSC là tiêu chuẩn tự nguyện do Hội đồng Quản lý Rừng (Forest Stewardship Council - FSC) phát triển, nhằm thúc đẩy việc quản lý rừng có trách nhiệm về môi trường, xã hội và kinh tế trên phạm vi toàn cầu. FSC xây dựng và áp dụng một hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đánh giá việc khai thác và sử dụng rừng, đảm bảo hoạt động sản xuất lâm sản không chỉ tuân thủ pháp luật, thân thiện với môi trường mà còn tôn trọng quyền lợi của người lao động và cộng đồng địa phương.

Chứng chỉ FSC có giá trị trong thời hạn 5 năm. Trong 5 năm đó sẽ có 4 đợt đánh giá giám sát doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chí của FSC. Chứng chỉ FSC hiện nay được xem là một trong những chứng chỉ rừng có uy tín nhất trên thế giới, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. FSC gồm ba loại chứng chỉ chính: chứng chỉ quản lý rừng (FSC-FM), chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (FSC-CoC) và chứng chỉ gỗ kiểm soát (FSC-Controlled Wood).

Chứng chỉ FSC là một trong những tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất hiện nay về quản lý rừng bền vững, đòi hỏi chủ rừng trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường, xã hội và kinh tế. Để đạt được chứng chỉ này, các tổ chức, doanh nghiệp và hộ dân trồng rừng tại Hà Tĩnh đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp: từ chọn giống cây trồng có năng suất cao, thân thiện với môi trường; thực hiện quy trình chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật; đến tăng cường quản lý, giám sát nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên.

Việc sở hữu chứng chỉ FSC không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm gỗ nguyên liệu mà còn mở ra cơ hội lớn cho ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản... Đây cũng là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút thêm các đối tác đầu tư.

Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 34.524 ha rừng được chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC (rừng tự nhiên 20.550 ha, rừng trồng 13.710 ha, đất chưa có rừng hơn 264 ha). Đây cũng được xem là điều kiện quan trọng để tỉnh có thể tham gia vào thị trường tín chỉ carbon rừng trong tương lai. Xác định việc chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn quốc tế là xu hướng tất yếu, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách lâm nghiệp, nâng cao năng lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.

Tính đến 2025, Hà Tĩnh có hơn 34.500ha rừng đạt chứng nhận quản lý rừng bền vững. 

Đồng thời, tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gỗ theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng; đẩy mạnh việc củng cố các hợp tác xã lâm nghiệp hoạt động theo hướng bền vững; khuyến khích sử dụng giống có nguồn gốc, chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có có 10 đơn vị chủ rừng là tổ chức đã hoàn thành xây dựng và được UBND tỉnh, đơn vị chức năng phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững với tổng diện tích 174.020 ha (quy hoạch rừng đặc dụng 74.501 ha; quy hoạch rừng phòng hộ 75.961,4 ha; quy hoạch rừng sản xuất 23.557,4 ha).

Cụ thể: Có 02 Ban quản lý rừng đặc dụng, với diện tích 98.511 ha (Ban quản lý Khu BTTN Kẻ Gỗ 41.481 ha; Vườn Quốc gia Vũ Quang 57.030 ha); Có 03 Ban quản lý rừng phòng hộ, với diện tích 55.022 ha (Ban quản lý RPH Hồng Lĩnh 9.684 ha; Ban quản lý RPH Nam Hà Tĩnh 20.315 ha; Ban quản lý RPH Sông Ngàn Phố 25.024 ha); Có 04 tổ chức kinh tế, với diện tích 20.176 ha (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn 19.867 ha; Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh; Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Vân 10,52 ha; Công ty Cổ phần Hồng Lam Xuân Thành 2,94 ha);

Có 01 tổ chức Khoa học và Công nghệ, với diện tích 311 ha (Trung tâm nghiên cứu sinh thái nhân văn Vùng cao). Ngoài ra đối với diện tích rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân; trong quá trình liên kết, hợp tác để thực hiện cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã xây dựng và phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định. Trong quá trình xây dựng và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững, các chủ rừng là tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các đơn vị liên quan, sự ủng hộ của chính quyền và cộng đồng địa phương.

Mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh phấn đấu có khoảng 37.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, góp phần quan trọng vào thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Bên cạnh giá trị kinh tế, việc mở rộng diện tích rừng đạt chuẩn FSC còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Trong thời gian tới, Hà Tĩnh đặt mục tiêu tiếp tục nhân rộng mô hình rừng được cấp chứng chỉ FSC, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm lâm nghiệp bền vững của khu vực Bắc Trung Bộ.

 

Linh Chi

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline