Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Hà Nội: Tuyến đường dành cho xe đạp ở ven sông Tô Lịch khá vắng vẻ

Thứ năm, 20/06/2024 16:06

TMO - Tuyến đường ưu tiên dành riêng cho xe đạp và người đi bộ dọc ven sông Tô Lịch được Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đưa vào thử nghiệm từ ngày 1/2/2024. Sau vài tháng đi vào hoạt động, đến nay vẫn rơi vào tình trạng vắng vẻ “đìu hiu” thưa vắng người đi.

Ngày 1/2/2024, Sở GTVT Hà Nội đã đưa vào thí điểm tuyến đường ưu tiên dành cho xe đạp đầu tiên trên địa bàn TP.Hà Nội, tuyến đường dành riêng cho xe đạp dài 2,3km từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy, chạy dọc sông Tô Lịch, kết nối ga Láng (thuộc đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông) với ga số 8 ( thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội) và kết nối đồng bộ với 11 tuyến xe buýt. Trong đó có 3m dành riêng cho người đi xe đạp được thiết kế 2 chiều và 1m dành cho người đi bộ với tổng số vốn đầu tư gần 65 tỷ đồng.  

Dọc tuyến có 6 trạm xe đạp công cộng, đơn vị vận hành cho thuê dịch vụ xe đạp công cộng cho biết sẽ bổ sung khoảng 100 xe đạp thường và xe trợ điện để phục vụ nhu cầu đi lại người dân thuận tiện hơn. 

Với sự đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ có tuyến đường an toàn hơn cho người dân đạp xe không còn bị chèn ép, chen lấn. Tuy nhiên, sau vài tháng đi vào hoạt động tuyến đường này lại chưa được nhiều người đi xe đạp sử dụng. Theo ghi nhận của PV Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường trong chiều 17/6, trái ngược với tình trạng đông đúc của đường Láng, tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch lại khá vắng vẻ, lác đác người đi.

Chị Lê Thị Thu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thường đưa con ra đây tập xe đạp vào mỗi buổi chiều cho biết: Chỉ cần quét mã chuyển khoản là có thể sử dụng dịch vụ xe ở đây rất tiện lợi, nhưng lượng người sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng để di chuyển còn rất ít. Chị cho biết thêm mỗi khi cho con ra đây tập xe đều phải đeo khẩu trang vì mùi hôi thối từ các cửa ống xả ở sông Tô Lịch bốc lên rất khó chịu, làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc thư giãn, vận động trong khi đạp xe của người dân. 

Ông Lê Mạnh Hùng (Hà Nội) chia sẻ: Chiều nào cũng sử dụng tuyến đường này để đi bộ và đạp xe. Tôi thấy khá ít người dân sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng để lưu thông, thi thoảng vào chiều khoảng 5h- 5h30 có bắt gặp một vài người sử dụng dịch vụ xe công cộng để tập thể dục. Điều đáng lo ngại khi di chuyển trên tuyến đường này là thường xuyên hít phải những mùi hôi từ sông Tô Lịch bốc lên và một số điểm còn tập kết rác thải. 

Việc xây dựng làn đường dành riêng cho xe đạp góp phần hạn chế xe máy, ô tô, đồng thời khi di chuyển trên tuyến đường dành riêng cho xe đạp ven sông Tô Lịch rộng rãi và an toàn hơn so với việc đi cùng với ô tô và xe máy ngoài đường Láng. Thế nhưng hiện nay tuyến đường này rất vắng vẻ, ít người sử dụng; nhiều người còn lựa chọn đi trên cung đường Láng thay vì đi bên trong tuyến đường dành cho xe đạp. 

Dù trước mỗi điểm ra vào tuyến đường xe đạp đều cắm biển ưu tiên người đi xe đạp và đi bộ, tuy nhiên lối ra vào con đường lại trở thành điểm dừng, đỗ ôtô, dừng xe của tài xế xe công nghệ, xe ba gác khiến người đi bộ và đạp xe gặp nhiều khó khăn khi qua lại.

Lan can dào chắn cũng đã bị han gỉ một phần.

Mặc dù Sở GTVT Hà Nội đã tham khảo ý kiến người dân về những tồn tại bất cập để chiều chỉnh cho phù hợp, nhưng đến nay lượng người sử dụng cung đường ưu tiên dành cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch vẫn còn vắng vẻ, thưa thớt. Cần có những biện pháp mới để cải thiện, thúc đẩy người dân đi lại trên cung đường ưu tiên dành cho xe đạp ven sông Tô Lịch. 

 

 

Ngô Dương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline