Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 20:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ ba, 01/07/2025

Hà Nội thúc đẩy phát triển giao thông xanh, ngăn chặn gia tăng ô nhiễm

Thứ bảy, 29/03/2025 12:03

TMO – Hà Nội sẽ sớm có cơ chế chính sách khuyến khích người dân, các thành phần kinh tế tham gia chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh, từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi phương tiện giao thông được diễn ra nhanh hơn. Đây được xem là một trong những giải pháp căn cơ, bền vững giúp Thủ đô ngăn chặn ô nhiễm không khí.

Sự phát triển kinh tế nhanh, vượt trội trong những năm gần đây khiến Hà Nội đối mặt tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm và gia tăng ô nhiễm, nhất là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là du lịch trong bối cảnh Hà Nội quyết tâm xây dựng, trở thành đô thị văn minh, thân thiện, hiện đại. Để giải quyết ‘vấn nạn’ ô nhiễm không khí một cách lâu dài, bền vững, hồi tháng 11/2024, UBND TP. Hà Nội phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố" với nhiều mục tiêu được đưa ra.

Cụ thể, năm 2025, căn cứ vào đề xuất của các đơn vị vận tải và chấp thuận của UBND Thành phố, trong đầu năm 2025, các đơn vị vận tải triển khai các thủ tục để đầu tư và vận hành thí điểm 5 tuyến xe buýt điện với 76 xe (11 xe buýt nhỏ, 65 xe trung bình) để xây dựng định mức, đơn giá cho chủng loại xe buýt điện sức chứa trung bình và nhỏ.

Chuyển đổi phương tiện giao thông được kỳ vọng ngăn chặn gia tăng ô nhiễm. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng đối diện không ít thách thức. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, đối với các tuyến buýt hết hạn thầu trong năm 2025, dự kiến sẽ chuyển đổi với các phương tiện buýt diezel lớn hết hạn khấu hao và hết hạn thầu sang xe buýt điện lớn do đã có định mức đơn giá xe buýt điện lớn (tuyến buýt số 34 với tổng số xe dự kiến là 27 xe). Tổng số 46 phương tiện dự kiến chuyển đổi trong năm 2025 là 103 xe, đạt 5% tổng số phương tiện chuyển đổi.

Trong giai đoạn 2026-2030: Từ năm 2026 dự kiến Hà Nội sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện, các đơn vị sẽ triển khai thực hiện thay thế phương tiện đã hết thời gian khấu hao (10 năm) theo thời gian sử dụng phương tiện thực tế trên từng tuyến. Số lượng phương tiện chuyển đổi dựa trên các chỉ tiêu khai thác hiện tại của tuyến và phạm vi hoạt động trong ngày của các chủng loại xe buýt điện hiện có trên thị trường. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong giai đoạn 2026-2030 là 1.813 xe. Tỷ lệ chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đến năm 2030 dự kiến đạt 93,4% tổng số phương tiện được chuyển đổi.

Ở giai đoạn 2031-2035: Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong giai đoạn 2031-2035 là 238 xe. Dự kiến đến năm 2035, tỷ lệ chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100% tổng số phương tiện được chuyển đổi.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, mạng lưới xe buýt trên địa bàn toàn Thành phố hiện có 153 tuyến, trong đó có 128 tuyến buýt trợ giá, 9 tuyến buýt không trợ giá, 13 tuyến buýt kế cận và 3 tuyến city tour. Số phương tiện xe buýt trợ giá là 1.903 xe với 282 xe sử dụng năng lượng sạch (139 xe CNG và 143 xe buýt điện); còn trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV trở lên.

Căn cứ vào đề xuất của các đơn vị vận tải và chấp thuận của UBND TP. Hà Nội, các đơn vị vận tải đang đầu tư và vận hành thí điểm 5 tuyến xe buýt điện với 76 xe. Theo đề án nêu trên, từ năm 2026, dự kiến Hà Nội sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện, các đơn vị sẽ triển khai thay thế phương tiện; phấn đấu đến năm 2030, 100% xe buýt chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Tại cuộc họp nghe báo cáo kế hoạch, lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt điện, năng lượng xanh vừa diễn ra mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, việc chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh là vấn đề Thành phố đang rất quan tâm, bởi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng. Không chỉ có xe buýt, tiến tới Hà Nội sẽ hướng đến chuyển đổi tổng thể tất cả các phương tiện sang sử dụng năng lượng xanh, bao gồm cả taxi và phương tiện cá nhân.

Để khuyến khích người dân, các thành phần kinh tế tham gia chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh, Hà Nội sẽ có cơ chế, chính sách thúc đẩy, để tiến trình chuyển đổi được diễn ra nhanh hơn. Đồng thời đã giao Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất. Mặt khác, Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng chủ trì rà soát, hoàn thiện kế hoạch chuyển đổi xe buýt sang sử dụng năng lượng xanh; phấn đấu chậm nhất đến năm 2030 phải chuyển đổi 100% xe buýt. Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các đơn vị vận tải, tiến tới cấp "sao" cho các hãng xe buýt xanh, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân Thủ đô và phối hợp với các địa phương rà soát, đưa vào quy hoạch để xây dựng hệ thống trạm sạc phục vụ chuyển đổi năng lượng xanh.

 

 

THẢO PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline