Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 13:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Hà Nội cần triển khai ngay Dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Thứ tư, 05/02/2025 08:02

TMO – Hà Nội cần nghiên cứu phương án lắng, lọc nước sông Hồng để giảm lượng phù sa bồi lắng, sử dụng hiệu quả nguồn nước sau khi đã được xử lý, trong đó có phương án cấp nước trở lại sông Tô Lịch thay cho phương án chuyển ra sông Hồng.

Nội dung trên được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh về Dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch (theo Công văn 741 của Văn phòng Chính phủ vừa ban hành mới đây). Theo đó, trên cơ sở đề nghị của UBND TP. Hà Nội về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch và ý kiến một số Bộ liên quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ: Việc xử lý tận gốc nguồn gây ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt đối với sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, trước mắt, Hà Nội cần triển khai ngay Dự án bổ cập nước sông Tô Lịch nhất là khi 100% nước thải dọc theo dòng sông được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và nước sau thu gom, xử lý không được trả lại về sông Tô Lịch. Việc chuyển nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch cần được thực hiện đồng thời với rà soát các quy hoạch có liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu gom toàn bộ nước thải dọc theo các sông, kiểm soát nước mưa, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan hai bên sông, phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, môi trường.

(Ảnh minh họa)

Căn cứ vào các quy định pháp luật, Hà Nội có đầy đủ thẩm quyền để quyết định và thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý. Hà Nội quyết định và thực hiện dự án theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Trường hợp áp dụng trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp, Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành hoàn thiện phương án kinh tế - kỹ thuật đảm bảo hiệu quả kinh tế, tính bền vững của công trình, không để xảy ra thất thoát lãng phí tài sản công và ngân sách nhà nước.

Về giải pháp và công nghệ, Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý cần nghiên cứu phương án lắng, lọc nước sông Hồng để giảm lượng phù sa bồi lắng, sử dụng hiệu quả nguồn nước sau khi đã được xử lý, trong đó có phương án cấp nước trở lại sông Tô Lịch thay cho phương án chuyển ra sông Hồng. Nghiên cứu đánh giá tác động, có giải pháp bảo đảm an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực lấy nước và dọc theo tuyến có công trình đi qua.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng quản lý nhà nước được phân công chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ Hà Nội sớm hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đê điều, xây dựng, tài nguyên nước, môi trường,… để triển khai thực hiện dự án bảo đảm mục tiêu, tiến độ, theo đúng quy định của pháp luật.

Về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, trước đó Hà Nội đã thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước từ cống qua đê đi hướng đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại vị trí cống qua đường Hoàng Quốc Việt. Theo đó, Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng trạm bơm công suất 3-5m3/s tại bãi sông Hồng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) gồm trạm bơm, bể hút, trạm biến áp, nhà quản lý vận hành. Nước từ trạm bơm, theo đường ống đi dọc đường nội bộ trong vùng bãi sông, xuyên qua đê sông Hồng (gầm cầu Nhật Tân, đường An Dương Vương). Phương án đã được Hà Nội xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan.

Tuy nhiên, ngày 15/1, Bộ Tài Nguyên và Môi trường có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch. Theo đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đánh giá việc xây dựng đề án là "hết sức cần thiết, cấp bách và thuộc danh mục dự án được nhà nước khuyến khích đầu tư". Tuy nhiên, phương án Hà Nội đề xuất lượng nước bổ cập (bổ sung nước cho sông Tô Lịch với lưu lượng 3-5 m3/s) bằng lượng nước thải thu gom đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung, do đó chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để giải quyết cơ bản các vấn đề của sông Tô Lịch, đảm bảo cảnh quan ven sông, phù hợp quy hoạch Thủ đô Hà Nội và quy hoạch chuyên ngành cần bổ sung nước cho sông Tô Lịch với lưu lượng khoảng 15-20 m3/s, duy trì vận tốc trung bình trên sông khoảng 0,2-0,3 m/s.

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển) đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, Hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực. Cụ thể phương án của Viện Khoa học Thủy lợi là lấy nước khu vực thượng lưu bãi đá sông Hồng, quận Tây Hồ, cách cầu Nhật Tân khoảng 1,5 km tại vị trí giữa hai kè mỏ hàn chỉnh trị sông do Bộ Giao thông Vận tải xây dựng từ năm 1992 đến 1997. Các hạng mục ngoài bãi sông còn có hồ lắng tự nhiên 10 ha, kênh dẫn, trạm bơm khai thác với công suất trạm 18 m3/s.

Nước sông được dẫn qua đê vào Hồ Tây, sau đó theo kênh đến cửa cống vào sông Tô Lịch, dài khoảng 4 km. Trên sông Tô Lịch có một đập dâng tại hạ lưu cầu Quang để dâng mực nước, tạo dòng chảy, khai thác cảnh quan hai bên bờ sông, giao thông thủy. Tổng mức đầu tư sơ bộ phương án trên gần 500 tỷ đồng, kinh phí vận hành hàng năm khoảng 25 tỷ đồng.

Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhận xét phương án của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có cùng tổng mức đầu tư dự kiến và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội, nhưng lượng nước bổ cập có thể được tối đa là 18 m3/s. Như vậy, sơ bộ với phương án của Viện Khoa học có thể đáp ứng được mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy của sông Tô Lịch. Cơ quan này đề nghị Hà Nội bổ sung đánh giá nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp…/.

Tô Lịch là dòng sông nhỏ, chạy qua khu vực trung tâm, mang nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa với người dân Thủ đô. Tuy nhiên, Tô Lịch cũng là một trong những dòng sông ô nhiễm nặng (sông chết). Đáng nói, tình trạng ô nhiễm kéo dài suốt hàng chục năm qua ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân ở 2 bên sông, dù đã triển khai nhiều giải pháp xử lý, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không được cải thiện.

 

 

  BẢO HÂN 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline