Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 12:07

Tin nóng

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Thứ ba, 15/07/2025

Giúp đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng tái tạo hệ sinh thái rừng

Thứ sáu, 28/02/2025 15:02

TMO - Mới đây, làng Toom Sara (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) đã khởi xướng dự án "Rừng ơi, thở đi!" nhằm phục hồi rừng bản địa, thay thế rừng keo bằng các loài cây bản địa, cải thiện chất lượng đất và giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Dự án được triển khai trên diện tích 70 ha tại thôn Phú Túc (huyện Hòa Vang), trồng các loài cây như chò, xoan đào, táu, bời lời, trám đen, cùng các loại cây dược liệu dưới tán rừng.

Lãnh đạo điều hành Làng Văn hóa Toom Sara cho biết, đây là sáng kiến trồng rừng bền vững đầu tiên dành cho cộng đồng Cơ Tu tại Đà Nẵng. Dự án kéo dài 3 năm, trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 khởi động vào tháng 3/2025 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng. Giai đoạn 2, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 7/2025, tập trung cải tạo đất, kết nối cộng đồng thông qua hoạt động tình nguyện trồng rừng và thiết kế trồng rừng. Giai đoạn 3 (từ tháng 8 đến tháng 12/2025) tập trung vào việc hồi sinh những cánh rừng bản địa và thí điểm các sản phẩm trồng rừng. Giai đoạn 4 sẽ mở rộng mô hình ra ngoài không gian làng Toom Sara.

Đặc biệt, dự án còn tham gia vào mô hình "Sáng tạo từ rác thải nhựa", khuyến khích cộng đồng biến rác thải nhựa thành các sản phẩm hữu ích hoặc sáng tạo thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Sáng kiến này nhằm góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng, giảm thiểu rác thải nhựa và truyền cảm hứng cho một lối sống bền vững hơn.

Du khách tham gia trồng rừng cùng người dân ở làng Toom Sara (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Ảnh: Làng Văn hóa Toom Sara.

Dự án hướng đến việc phát triển các sản phẩm du lịch rừng, trong đó có chương trình "Ngày trồng rừng", giúp du khách và doanh nghiệp có cơ hội chung tay phủ xanh những cánh rừng.

Trong nhiều năm trở lại đây, diện tích trồng keo tại Đà Nẵng phát triển mạnh. Sau mỗi đợt khai thác, người dân thường đốt thực bì trước khi trồng lại, khiến nhiều loại vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt, làm suy giảm kết cấu đất. Trên thực tế, việc đốt thực bì không mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn gây hại lâu dài, như mất đa dạng sinh học, suy giảm giá trị tự nhiên và văn hóa của rừng. Cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu, việc xói mòn đất do canh tác keo là một trong những nguyên nhân chính khiến thiên tai, lũ lụt ngày càng trầm trọng, khi rừng không còn khả năng giữ nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động tái tạo và phục hồi rừng nguyên sinh bản địa là vô cùng cần thiết.

Dự án ra đời nhằm tạo ra một mô hình kinh tế lâm nghiệp bền vững cho người dân, giúp họ từng bước chuyển đổi từ kinh tế cây keo sang phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng khai thác tài nguyên dưới tán rừng. Sáng kiến này không chỉ hướng tới việc trồng cây bản địa để phục hồi rừng tự nhiên mà còn nhằm khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý, giúp người dân phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ được thiên nhiên lâu dài./.

 

 

Nam Trân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline