Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm trong khai thác khoáng sản

Thứ ba, 10/10/2023 07:10

TMO - UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục triển khai hệ thống giám sát khai thác khoáng sản lắp camera (có chức năng đếm số lượt xe) tại các khu vực khai thác của các doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp khai thác vượt công suất, khai thác ban đêm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức kiểm tra thực địa tình hình hoạt động khai thác khoáng sản tại địa bàn thị xã An Nhơn và các huyện: Tây Sơn, Vân Canh. Qua thực tế kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, xử lý kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

Đối với 2 mỏ đất san lấp tại núi Chà Rây, thị xã An Nhơn (UBND tỉnh Bình Định cấp phép khai thác để phục vụ thi công dự án Tuyến đường kết nối từ Trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại và dự án Khu vực 1, khu dân cư dọc Quốc lộ 19 (mới) xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước), UBND tỉnh Bình Định giao Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh và Ban Quản lý dự án Giao thông tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện việc khai thác theo giấy phép; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tưới nước đường công vụ, che chắn vật liệu trong quá trình vận chuyển để tránh rơi vãi, gây bụi, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực; nếu thực hiện không tốt để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện thì chủ đầu tư và chủ mỏ khai thác phải chịu trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp khai thác đất vật liệu san lấp tại khu vực nêu trên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường; trong đó, khẩn trương hoàn thành các nội dung về bể lắng, hệ thống mương thu gom, thoát nước mưa, kè chắn trước mùa mưa lũ để tránh nguy cơ sạc lở, đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đi lại, canh tác của người dân và khu vực lân cận; đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện việc gắn bảng thông báo tại khu vực khai thác nhằm công khai thông tin Giấy phép khai thác để các ngành chức năng, chính quyền và người dân theo dõi, giám sát.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp khai thác đất vật liệu san lấp thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ảnh: DT. 

Đối với khu vực khai thác, thu hồi cát làm vật liệu xây dựng thông thường trong quá trình thực hiện dự án Nạo vét sông Kôn đoạn từ đập dâng Phú Phong đến khối Hoà Lạc, thị trấn Phú Phong và xã Tây Phú, huyện Tây Sơn (đã cấp phép cho Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hiếu Ngọc), giao UBND huyện Tây Sơn chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng tổ chức công khai dự án Nạo vét sông Kôn đoạn từ đập dâng Phú Phong đến khối Hòa Lạc, thị trấn Phú Phong, xã Tây Phú và việc khai thác, thu hồi cát tại khu vực 1 và khu vực 3 của dự án nêu trên để phục vụ thi công đường ven biển ĐT.639 cho các cơ quan, đơn vị và người dân biết để tham gia giám sát

Phối hợp với Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Bình Định đôn đốc Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Hiếu Ngọc, khẩn trương tổ chức lập phương án cụ thể thi công nạo vét, khai thác cát để khơi thông dòng chảy phân kỳ theo từng giai đoạn và xây dựng phương án ứng phó thiên tai và bảo đảm an toàn tại khu vực mỏ trong hoạt động khai thác cát để gửi cơ quan chức năng thẩm định theo quy định.

Ký quỹ bảo trì đường bộ tu sửa hạ tầng trong quá trình vận chuyển khoáng sản, đảm bảo mật độ và tần suất vận chuyển phù hợp, đúng tải trọng để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân và các kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương; sử dụng xe vận chuyển cát phải có bảng hiệu công trình, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, đồng thời thông tin về hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng khai thác, vận chuyển cát, sỏi để các cơ quan chức năng, chính quyền và người dân địa phương giám sát.

Thành lập Tổ kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác nêu trên, đảm bảo việc khai thác thực hiện theo đúng phương án khai thác và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, không đúng vị trí, tọa độ đối với dự án nêu trên nói riêng và trên địa bàn huyện Tây Sơn nói chung.

UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Bình Định yêu cầu đơn vị thi công nghiêm túc thực hiện việc lắp đặt thiết bị quẹt thẻ xe ra vào khu vực khai thác, nạo vét cát và xe vận chuyển cát thi công công trình; có biện pháp kiểm đếm, giám sát số lượng xe vận chuyển, khối lượng cát vật liệu thi công công trình; đảm bảo việc sử dụng cát đúng theo mục đích phục vụ công trình giao thông đã được UBND tỉnh chấp thuận; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng sử dụng khối lượng khai thác không đúng mục đích, gây thất thoát nguồn tài nguyên.

Đối với 4 mỏ đất thuộc điểm mỏ TDTS27, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn để phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc – Nam, đề nghị Ban Quản lý dự án 85 chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng của tỉnh làm việc với các nhà thầu đã được chấp thuận khai thác tại khu vực nêu trên để thống nhất tuyến đường vận chuyển đất vật liệu san lấp, tránh gây bụi, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực trong quá trình khai thác, vận chuyển đất.

Sở TN&MT tiếp tục giám sát hoạt động khai thác khoáng sản qua hệ thống camera tại khu vực khai thác của doanh nghiệp. 

Đối với mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường trong quá trình thực hiện dự án Đập dâng Phú Phong, huyện Tây Sơn đã cấp phép cho Công ty Cổ phần Xây dựng 47, giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh (chủ đầu tư dự án đường ven biển Cát Tiến – Diêm Vân) và Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (chủ đầu tư công trình đập dâng Thạnh Hòa 1 thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân An – Đập Đá) tổ chức thực hiện nghiêm công tác giám sát và nghiệm thu khối lượng đối với Công ty Cổ phần Xây dựng 47, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp theo dõi, quản lý theo quy định.

Liên quan đến mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại sông Kôn, xã Tây Xuân, xã Bình Hòa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn đã cấp phép cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Hưng Hà Nội, giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, UBND huyện Tây Sơn và các đơn vị chức năng liên quan tổ chức kiểm tra cụ thể khối lượng đã khai thác thực tế (kể cả phần trữ lượng cát doanh nghiệp đang tập kết ven bờ sông), đối chiếu số liệu, chứng từ với cơ quan thuế so với khối lượng đã cấp phép theo Giấy phép số 154, ngày 28/11/2022. 

Đối với dự án chỉnh trị dòng chảy sông Hà Thanh, giao UBND huyện Vân Canh chủ trì giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khẩn trương triển khai dự án chỉnh trị dòng chảy sông Hà Thanh tại thôn Hiển Đông, xã Canh Hiển, huyện Vân Canh; đồng thời, có biện pháp cảnh giới, thông báo các hộ dân có đất, tài sản chấp hành phương án phòng chống sạc lở, thiên tai tại khu vực sông Hà Thanh.

Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND cấp xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn (nhất là tại các mỏ trên địa bàn xã Canh Vinh, Canh Hiển) nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật. Khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép; xây dựng công trình, nhà ở, nhà tạm, chuồng trại trên đất nông nghiệp, sử dụng đất sai mục đích, nhất là tại khu vực sông Hà Thanh trên địa bàn xã Canh Hiển, Canh Vinh, yêu cầu tự tháo dỡ hoặc xử lý tháo dỡ, thời gian hoàn thành trước ngày 10/12/2023; báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh trước ngày 15/12/2023.

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh yêu cầu chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, xử lý kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành; khẩn trương phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hệ thống giám sát khai thác khoáng sản lắp camera (có chức năng đếm số lượt xe) được kết nối từ camera tại các khu vực khai thác của các doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng nhằm phục vụ công tác quản lý, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp khai thác vượt công suất, khai thác ban đêm, không đúng thời gian quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Công an tỉnh chỉ đạo Công an thị xã An Nhơn và Công an huyện Tây Sơn, Vân Canh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường tại các khu vực mỏ; tăng cường công tác tuần tra trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý, xử lý nghiêm đối với các xe vận chuyển đất, cát làm vật liệu xây dựng vi phạm về tải trọng khi tham gia giao thông, xe làm rơi vãi vật liệu xây dựng, xe cơi nới thành thùng để chở hàng, xe chở cát ướt để nước chảy xuống mặt đường gây nguy cơ hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ảnh hưởng vệ sinh môi trường.

Sở TN&MT tỉnh cho biết, toàn tỉnh có 145 mỏ giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, khai thác 4 loại khoáng sản chính: đá xây dựng, đá khối dùng làm ốp lát, cát xây dựng và đất san lấp. Các doanh nghiệp cơ bản hoàn thành việc lắp đặt camera tại khu vực mỏ. Sở TN&MT đã có văn bản hướng dẫn cài đặt phần mềm, cung cấp địa chỉ IP (địa chỉ số của thiết bị kết nối mạng), mật khẩu camera của doanh nghiệp gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố, Cục Thuế tỉnh, Sở GTVT, Công an… để phối hợp quản lý, giám sát.

Hệ thống camera cơ bản giám sát giờ làm, khai thác ban đêm, quá giờ, quá trình lưu thông có làm ướt đường hay không… Về kiểm đếm sản lượng phải kiểm tra thực tế, bản đồ hiện trạng mỏ kết hợp với đo vẽ, sổ ghi chép. Tuy nhiên, khi kết nối thiết bị thông minh đếm lượt xe để quy ra khối lượng, sẽ giám sát đầy đủ doanh nghiệp vi phạm để xử lý. 

 

 

Đức Nam 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline