Hotline: 0941068156

Thứ hai, 05/05/2025 12:05

Tin nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Thứ hai, 05/05/2025

Giảm CO2 có ngăn được hiện tượng Trái đất nóng lên?

Thứ hai, 30/05/2022 19:05

TMO - Để kiểm soát biến đổi khí hậu, thế giới không chỉ phải cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide mà việc hạn chế các chất ô nhiễm ít được biết đến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm ấm hành tinh.

Các cuộc thảo luận về khí hậu toàn cầu trong nhiều thập kỷ đã tập trung vào phát thải CO2, loại khí có nhiều nhất trong khí quyển. Mục tiêu chung của việc đạt được mức phát thải "net-zero" thường chỉ đề cập đến lượng khí thải CO2. Năm 2021, hơn 100 quốc gia đã cam kết cắt giảm 30% lượng khí thải từ methane vào năm 2030, một loại khí nhà kính khác dựa trên carbon có khả năng giữ nhiệt mạnh hơn nhiều so với CO2. Hầu hết các quốc gia này vẫn chưa cho biết họ sẽ đáp ứng thời hạn đó như thế nào.

(Ảnh minh họa)

Trong khi đó, người ta ít chú ý đến các chất ô nhiễm nóng lên khác, bao gồm carbon đen, còn gọi là bồ hóng, hấp thụ nhiệt bức xạ, cũng như hydrofluorocarbon có trong chất làm lạnh và oxit nitơ. Nhưng theo nghiên cứu được công bố hôm 23/5 trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), cùng với khí methane, những chất ô nhiễm này là nguyên nhân gây ra khoảng một nửa hiện tượng ấm lên ngày nay.

Theo các nhà khoa học, khi chúng ta lo lắng về thời hạn gần, chúng ta cần xem xét các yếu tố khí hậu khác ngoài CO2. Điều này đặc biệt quan trọng khi các quốc gia theo đuổi việc cắt giảm CO2 thông qua việc cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, vẫn được coi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch hơn sẽ dẫn đến ít ô nhiễm không khí hơn, trong đó, các hạt sunfat trong không khí một phần nào chống lại biến đổi khí hậu bằng cách phản xạ bức xạ mặt trời ra khỏi Trái đất.

Giới khoa học phân tích, nếu không có những hạt sulphat này Trái đất sẽ nóng lên khoảng 0,5 độ C, có nghĩa là hành động khí hậu có thể khiến nhiệt độ tạm thời tăng cao hơn - trừ khi các chất ô nhiễm ít hơn cũng được giải quyết. Theo nghiên cứu, chỉ riêng việc khử carbon sẽ khiến hành tinh này vượt qua 2 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Ngược lại, phát hiện này cho thấy, việc phối hợp kiểm soát tất cả các chất gây ô nhiễm khí hậu có thể giúp thế giới tránh được một số hiện tượng nóng lên sớm nhất là vào năm 2030 và giảm một nửa tỷ lệ nóng lên từ năm 2030 đến 2050.  

 

Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline