Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 23:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Giải pháp xử lý, tiêu thụ bã thải từ hoạt động sản xuất phân bón

Chủ nhật, 05/03/2023 07:03

TMO - Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đang đẩy mạnh nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp xử lý, tiêu thụ bã thải từ hoạt động sản xuất phân bón nhằm giải quyết vấn đề về môi trường, tạo nguồn vật liệu xây dựng, san lấp cho các công trình.

Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, cả nước hiện có 30 nhà máy nhiệt điện đốt than, 3 nhà máy sản xuất phân bón DAP đang hoạt động. Lượng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện trên cả nước bình quân khoảng 16 triệu tấn, lượng bã thải gyps (bã thải thạch cao phát thải do quá trình sản xuất phân bón, hóa chất) khoảng 1,3 triệu tấn. 

Tính đến cuối năm 2022, lượng tồn trữ bã thải gyps khoảng 12,7 triệu tấn. Trong đó, nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 Đình Vũ tại Hải Phòng tồn trữ 4,45 triệu tấn, nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai tồn trữ 2,6 triệu tấn, nhà máy DAP Đức Giang tại Lào Cai tồn trữ khoảng 6 triệu tấn. Hiện mới chỉ có nhà máy DAP số 1 Đình Vũ tại Hải Phòng có dây chuyền xử lý bã thải thạch cao thành thạch cao PG. 

Hiện thành phố Hải Phòng vẫn còn khoảng 4,45 triệu tấn bã thải, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Tân 

Chính phủ có nhiều chính sách và giải pháp nhằm đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng.  Đánh giá được tầm quan trọng của việc tái sử dụng các loại phế thải công nghiệp này, ngày 23/9/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 1696 QĐ- TTg về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; Ngày 12/4/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 452/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án đây mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng; và gần đây nhất Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26/3/2021 về đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng.

Đến thời điểm hiện tại Bộ Xây dựng đã cơ bản ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật giúp đẩy mạnh việc xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao, gồm: 19 tiêu chuẩn, 1 quy chuẩn và 7 chỉ dẫn kỹ thuật và 3 định mức kinh tế kỹ thuật. Do vậy, lượng tro, xỉ nhiệt điện đã được xử lý, tiêu thụ tăng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Riêng trong năm 2022 đã tiêu thụ đạt hơn 16,68 triệu tấn, tương đương 105,7% tổng lượng phát thải. Tuy nhiên, lượng xử lý và tiêu thụ bã thải gyps từ các nhà máy sản xuất phân bón DAP vẫn chưa được như kỳ vọng. 

Việc tìm kiếm giải pháp để xử lý đối với lượng phát thải gyps từ nhà máy sản xuất phân bón tạo ra nguồn vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng, giải quyết vấn đề môi trường.  

Tại Nhà máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) đã có dây chuyền xử lý bã thải gyps thành thạch cao PG và cũng đã bảo đảm xử lý hết lượng bã thải gyps phát sinh trong sản xuất hiện tại, nhưng việc tiêu thụ thạch cao này cũng khó khăn. Hiện thành phố Hải Phòng vẫn còn khoảng 4,45 triệu tấn bã thải, chất cao khoảng 20 m, rộng hơn 20 ha, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng tính toán, Nhà máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ nếu duy trì công suất sản xuất phân bón 60% như hiện tại và nhà máy thạch cao nâng công suất tối đa 700.000 tấn/năm thì cần 12 năm để xử lý núi chất thải. Trường hợp, nhà máy này nâng công suất lên 100%, tương ứng với lượng chất thải ra là 600.000 tấn/năm thì mất ít nhất 29 năm mới xử lý xong núi chất thải.

Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), nguyên nhân, tốc độ tiêu thụ sản phẩm thạch cao (PG) còn chậm do các nhà máy sản xuất xi măng, sử dụng nhiều nhất là 30% tổng lượng thạch cao trong xi măng, 70% còn lại vẫn là thạch cao tự nhiên. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ứng dụng của bã thạch cao cũng như các phương pháp xử lý để sử dụng một cách hiệu quả, mà mới chỉ có một số hướng nghiên cứu sử dụng bã thải thạch cao để làm nền đường nhưng vẫn chưa có các chủ đầu tư sẵn sàng ứng dụng cho các dự án giao thông. 

Do vậy, Bộ Xây dựng kiến nghị, phải đẩy mạnh xử lý, sử dụng sản phẩm thạch cao PG làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng. Các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học, hội nghề nghiệp tích cực nghiên cứu, tìm các giải pháp xử lý bã gyps thành thạch cao PG với chi phí ngày càng rẻ hơn. Tìm các giải pháp đưa thạch cao PG vào làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng với khối lượng ngày càng lớn hơn, đảm bảo hài hòa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật - môi trường. 

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay đang triển khai rất nhiều dự án lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lấn biển để tạo mặt bằng thu hút các nhà đầu tư vào thành phố, dẫn đến nhu cầu rất lớn về vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp. Do đó, việc tìm kiếm giải pháp để xử lý đối với lượng phát thải gyps từ nhà máy sản xuất phân bón nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề về môi trường của thành phố; tạo ra nguồn vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

 

 

Đình Sơn 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline