Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng bền vững

Chủ nhật, 23/07/2023 06:07

TMO - Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với tốc độ đô thị hoá ở thành thị và nông thôn ngày càng nhanh, cùng với đó là sự gia tăng dân số, đồng nghĩa kéo theo sự gia tăng về lượng chất thải rắn sinh hoạt, gây áp lực lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Thực tế này đòi hỏi các địa phương cần có giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng bền vững

Theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là khoảng 60.000 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị chiếm 60%; chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn chất thải sinh hoạt. Còn ở nhiều địa phương khác trên cả nước, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày gia tăng, đáng chú ý là tỷ lệ thu gom và tỷ lệ xử lý loại chất thải này vẫn chưa đạt trăm phần trăm. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng từ 10 - 16%/năm.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam được thu gom xử lý tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 96,28% (tăng 11,28% so với năm 2016). Khu vực nông thôn đạt khoảng 66% (tăng 16% so với năm 2016); trong đó tỷ lệ chôn lấp khoảng 70%. Hiện trên cả nước có khoảng 400 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 37 dây chuyền sản xuất phân compost (phân hữu cơ) tập trung, trên 900 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp.

Với định hướng xử lý chất thải rắn tập trung quy mô lớn, nhiều địa phương đã đầu tư hệ thống xử lý, quy mô cấp huyện, liên huyện như Nghĩa Đàn (Nghệ An), Cẩm Xuyên, Can Lộc (Hà Tĩnh), Hưng Yên, Uông Bí (Quảng Ninh), Tam Điệp (Ninh Bình), Thanh Liêm (Hà Nam), Quảng Bình, Cần Thơ... Nhiều địa phương đã thực hiện mô hình xử lý rác thải theo hình thức đốt rác phát điện thay cho chôn lấp và đang triển khai thêm 8 dự án với công suất xử lý 11.100 tấn/ngày, công suất phát điện đạt 157MW. Một số địa phương đã đầu tư, đưa vào vận hành các nhà máy xử lý rác; xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch phân loại rác tại nguồn.

Tái chế, tái sử dụng chất thải đang được các địa phương, đơn vị đẩy mạnh triển khai nhằm giảm tỷ lệ chôn lấp rác. 

Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đưa ra phương án hợp tác với một doanh nghiệp ở tỉnh Hòa Bình để xử lý toàn bộ rác thải cho thành phố theo hướng bền vững để không còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn sự cố gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, các bên sẽ phối hợp triển khai phân loại thành rác vô cơ, rác hữu cơ tại địa phương, sau đó rác được đóng vào các container đưa đi xử lý bằng phương pháp đốt đối với rác vô cơ, hoặc làm phân bón đối với rác hữu cơ tại tỉnh Hòa Bình.

Dự kiến, doanh nghiệp này có thể xử lý được 600 tấn rác/ngày cho thành phố Hạ Long, trong đó 350 tấn rác được thải ra hàng ngày và 250 tấn rác tồn đang được tập trung ở bãi rác Hòa Bình. Với kế hoạch trên, dự kiến chỉ trong 2 - 3 năm là toàn bộ rác đang tập kết chưa được xử lý ở bãi rác xã Hòa Bình sẽ được xử lý dứt điểm. Cùng với đó, thành phố đang tích cực tìm nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác phát điện tại xã Sơn Dương đã được quy hoạch. 

UBND TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) cũng vừa phê duyệt kết quả đấu giá lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác bằng công nghệ châu Âu tại phường Đa Mai. Nhà máy sẽ xử lý rác thải sinh hoạt cho TP Bắc Giang và một một số địa phương trong và ngoài tỉnh, với khối lượng 160 tấn/ngày. Việc xây dựng nhà máy xử lý rác có phát điện nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải, hướng tới xây dựng đô thị xanh, thông minh.

Dự kiến, nhà máy hoàn thành vào cuối năm 2024, có công suất xử lý 400 tấn rác thải sinh hoạt không phân loại/ngày đêm. Công suất phát điện lên lưới điện quốc gia khoảng 12 MW. Với mục tiêu giảm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp, định hướng trong giai đoạn 2025 - 2030 tỉnh Bình Ðịnh sẽ áp dụng công nghệ hiện đại, bền vững để xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Xây dựng và vận hành các nhà máy đốt rác phát điện là mục tiêu được ngành chức năng các địa phương hướng tới. 

Sở TN&MT tỉnh Bình Định cho biết, quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ được phân thành 3 vùng: Khu vực phía Bắc tỉnh sẽ đầu tư khu xử lý CTRSH tại thị xã Hoài Nhơn, tiếp nhận lượng rác thải của thị xã Hoài Nhơn và các huyện Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ với công suất xử lý 350 tấn/ngày. Phía Tây tỉnh đầu tư khu xử lý CTRSH tại huyện Tây Sơn, xử lý rác thải huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh với công suất 100 tấn/ngày. Phía Nam tỉnh đầu tư công nghệ xử lý CTRSH tại bãi rác Long Mỹ (thành phố Quy Nhơn) để xử lý rác thải của thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và các huyện Vân Canh, Tuy Phước, Phù Cát với công suất 800 tấn/ngày.

Thành phố Cần Thơ đã đưa Nhà máy đốt rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ vào hoạt động với công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt 400 tấn/ngày và phát điện khoảng 60 triệu kWh/năm; thành phố Hải Phòng đã vận hành nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát với công nghệ sản xuất rác thải thành phân bón hữu cơ với công suất xử lý 200 tấn rác và 40 tấn bùn/ngày.

Hướng tới mục tiêu xử lý rác thải hiệu quả, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho rằng cần khuyến khích tái chế, tái sử dụng, xây dựng các chương trình khuyến khích người dân phân loại chất thải, thúc đẩy việc tái chế, tái sử dụng các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh.

Đồng thời, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất và tiếp thị các sản phẩm tái chế. Phát triển công nghiệp chế biến chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, khuyến khích đầu tư, phát triển các nhà máy chế biến chất thải để tách, tái chế các thành phần của chất thải sinh hoạt. Điều này sẽ tạo ra nguồn cung mới cho các nguyên liệu tái chế, giúp giảm tải lên môi trường.

 

 

Nguyễn Minh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline