Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 23:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ ba, 26/11/2024

Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu thúc đẩy phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung

Thứ hai, 15/01/2024 19:01

TMO – Các địa phương khu vực duyên hải miền Trung cần phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.

Vùng duyên hải miền Trung (DHMT) có lợi thế nằm trên các trục giao thông chính Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế. Vị trí này là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng trở thành một hành lang thương mại quan trọng giữa khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, vùng duyên hải miền Trung có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu (có trên 1.000 km bờ biển), đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử…, cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các ngành chủ lực như: khai thác và chế biến thủy sản, du lịch, cảng biển, dịch vụ hàng hải, công nghiệp nặng;  dịch vụ hậu cần nghề cá... Đặc biệt, trong vùng tập nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Đây là cơ hội để các địa phương trong vùng phát triển du lịch.

Theo các chuyên gia, tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế-xã hội, song, vùng DHMT cũng là một trong những vùng bị đánh giá là ảnh hưởng nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu, nằm trong vùng thiên tai cấp III và IV, đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thiên tai, như bão, nắng nóng, hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, rét hại, mưa lớn, lốc, sét mưa đá và nước biển dâng cao. Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu đã và đang làm trầm trọng thêm những tác động này, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển của vùng.

(Ảnh minh họa)

Để khắc phục, thích ứng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững, các chuyên gia cho rằng, các địa phương vùng DHMT cần đổi mới tư duy về liên kết phát triển phát triển vùng: Coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, ban hành cơ chế, chính sách, điều chỉnh, bổ sung nguồn lực. Liên kết phát triển vùng giúp mở ra không gian phát triển mới, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, lợi thế nhờ quy mô của cả vùng, nhất là lợi thế về kinh tế biển; giúp giải quyết những vấn đề phát triển chung của vùng, nhất là trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển; phòng, chống thiên tai, bão, lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu…

Công tác quy hoạch quốc gia, vùng và quy hoạch các địa phương phải có tầm nhìn tổng thể, dài hạn: Bảo đảm gắn kết giữa phát triển các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp với các khu du lịch và dịch vụ; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển, cảng hàng không, khu kinh tế cửa khẩu... Mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển trên cơ sở quy hoạch không gian biển quốc gia; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển.

Phát triển các khu kinh tế ven biển của vùng theo hướng hình thành chức năng nòng cốt, chủ đạo của từng khu kinh tế ven biển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời bảo đảm gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng; khuyến khích các ngành kinh tế biển có giá trị gia tăng cao, như du lịch biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản xa bờ, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo; nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ biển; bảo đảm phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ven biển, như lọc hóa dầu, thép, vật liệu xây dựng, dịch vụ hậu cần biển, hướng tới hình thành các cụm ngành sản phẩm liên quan. Tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh như nông, lâm nghiệp và thủy sản; trồng và chế biến dược liệu; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử; du lịch. Cơ cấu lại ngành công nghiệp, ưu tiên khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của vùng, như công nghiệp đóng, sửa các loại tàu biển, thiết bị máy móc phục vụ kinh tế biển, công nghiệp chế biến thủy sản, năng lượng, chế biến chế tạo, phân bố không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế ven, tập trung phát triển các ngành công nghiệp: chế biến hải sản, hóa dầu, cơ khí siêu trường, siêu trọng, đóng và sửa chữa tàu biển, khai thác khoáng sản, kết hợp với phát triển kinh tế hải đảo để có mức tăng trưởng kinh tế cao.

Các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao năng lực của ngành dầu khí và các ngành tài nguyên, khoáng sản biển: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí; nghiên cứu, thăm dò các bể trầm tích mới, các dạng hydrocarbon phi truyền thống; gắn việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí với điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên, khoáng sản biển khác, khoáng sản biển sâu, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao, có ý nghĩa chiến lược. Tập trung nguồn lực triển khai các dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp công nghệ khai thác chế biến khoáng sản; thăm dò, tìm kiếm, khai thác khoáng sản ngoài biển, chế biến sâu các khoáng sản titan; coi trọng kiểm soát và khai thác hiệu quả tài nguyên biển. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển. Hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo lớn có hiệu quả: Thành lập Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại khu kinh tế Dung Quất; hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo lớn có hiệu quả cao, đặc biệt là điện gió và điện gió ngoài khơi, năng lượng hydrogen để phát triển công nghiệp năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Triển khai công tác thẩm lượng, thẩm định để phê duyệt trữ lượng đối với mỏ Báo Vàng, Kèn Bầu; tích cực triển khai chuỗi dự án Cá Voi Xanh.

Cần tổ chức lại khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề từ khai thác hải sản sang phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, dịch vụ du lịch sinh thái biển. Sắp xếp, quản lý để phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ, gần bờ phù hợp với sức tải môi trường; khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng biển ven các hải đảo xa bờ. Tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ cho các cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản: nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, tôm hùm, nhuyễn thể...; thương hiệu các sản phẩm truyền thống như nước mắm, khô mực, tôm chua...; phát triển thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam. Đầu tư nâng cấp các trung tâm sản xuất giống thủy sản tập trung: Đẩy mạnh các biện pháp để phòng, chống khai thác IUU, sớm gỡ thẻ vàng EU. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn trong các đầm phá, vùng ven biển có điều kiện thuận lợi. Tăng cường nuôi trồng hải sản gần bờ và xa bờ theo hướng công nghệ cao kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng ven biển. Phát triển nghề muối trên cơ sở tập trung phát triển nghề muối sạch, công nghệ cao cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi nội vùng và liên vùng. Kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế ven biển. Hoàn thành tuyến đường bộ ven biển tại các địa phương trong vùng. Nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc trục ngang kết nối cửa khẩu quốc tế với các cảng biển… Quy hoạch, xây dựng, tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển quốc tế, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại: Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải, từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế. Phân bổ hợp lý quy mô, chức năng hệ thống cảng biển trong vùng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, hạn chế đầu tư dàn trải; bảo đảm đáp ứng lượng hàng thông qua năm 2030 đạt 310 đến 436 triệu tấn/năm. Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch trên cơ sở khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của vùng. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ.

Mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển: Trên cơ sở quy hoạch không gian biển quốc gia; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường biển: Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế về môi trường đối với các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao khu vực ven biển, bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm. Đầu tư xây dựng, củng cố lực lượng, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, hoá chất độc hại trên biển; quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai: Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, động đất, sóng thần, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là áp dụng các mô hình thông minh có khả năng thích ứng, chống chịu với thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn. Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân…/.

 

[Phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung] Tiềm năng lớn, thách thức nhiều

 

 

PHAN HUÝNH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline