Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Giải pháp phòng chống ngập úng đô thị mùa mưa bão

Thứ tư, 28/06/2023 13:06

TMO - Tác động của biến đổi khí hậu, áp lực từ quá trình phát triển kinh tế-xã hội khiến cho hạ tầng đô thị quá tải, dẫn đến nhiều khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tái diễn tình trạng ngập úng sâu, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, sinh hoạt của người dân. Thực trạng này, đòi hỏi tỉnh Đồng Nai cần triển khai các giải pháp phòng chống ngập úng đô thị mùa mưa bão.

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Nai cho biết, Đồng Nai hiện đã chính thức bước vào mùa mưa. Dự báo mùa mưa năm nay kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra ít hơn. Tuy nhiên, các cơn bão thường có hướng đi dị thường cần đề phòng ảnh hưởng xấu. Đáng chú ý những năm gần đây, tại Đồng Nai thường xuất hiện những cơn mưa đặc biệt lớn. Mưa có cường độ lớn rất dễ sinh ra ngập lụt ở các khu đô thị và vùng thấp trũng do lượng nước đổ xuống dồn dập trong một thời gian ngắn, dẫn đến ngập.

Trên thực tế, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều điểm ngập nặng tại các địa phương như TP.Biên Hòa, huyện Trảng Bom, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch. Ngoài các điểm ngập ở các khu dân cư thì còn có các điểm ngập nặng trên các tuyến đường liên tỉnh và cả quốc lộ… Cụ thể, tại TP.Biên Hòa có nhiều điểm ngập như đường Đồng Khởi đoạn qua ngã ba Trảng Dài thuộc hai phường Tân Phong, Trảng Dài; khu vực đường Huỳnh Văn Nghệ đoạn thuộc phường Bửu Long; quốc lộ 51 đoạn thuộc phường Long Bình Tân; cổng 11 đoạn thuộc phường Long Bình...

Còn tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai, ngập nặng nhất là tuyến đường ĐT767 đoạn qua khu vực gần KCN Sông Mây, mỗi khi mưa xuống người dân và công nhân đều khổ sở do phải lội nước. Có nhiều đoạn nước cao cả 70cm-1m khiến cho xe máy bị chết máy, bị nước cuốn…Tương tự, tại huyện Long Thành, Đồng Nai nhiều vị trí khu dân cư cũng bị ngập nặng, nước về nhiều gây ngập nhà, hư hỏng nhiều tài sản khiến người dân bị thiệt hại nặng nề.

Khắc phục tình trạng ngập úng tại các đô thị và các tuyến giao thông được các đơn vị chức năng tỉnh tăng cường thực hiện. Ảnh: AH. 

Trước thực trạng này, Ban Chỉ đạo cấp, thoát nước và xử lý nước thải các đô thị tỉnh triển khai kế hoạch khắc phục tình trạng ngập nước khi mưa lớn trên toàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2026 nhằm tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước khi mưa lớn trên toàn tỉnh, khắc phục tình trạng ngập úng tại các đô thị và các tuyến giao thông.

Ban chỉ đạo cũng đề nghị Sở Giao thông vận tải Đồng Nai, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai, UBND các huyện, thành phố nhanh chóng đưa các dự án chống ngập, tiêu thoát lũ vào danh mục dự án cấp bách để được ưu tiên bố trí vốn. 

Bên cạnh đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, nhanh chóng bàn giao mặt bằng không ảnh hưởng đến tiến độ các dự án chống ngập úng khu vực các suối: Chùa, Bà Lúa và Cầu Quan (TP.Biên Hòa). Sẵn sàng nhanh chóng bố trí vốn sự nghiệp cho công tác duy tu, nạo vét bùn, khơi thông cống rãnh kênh mương, tập trung vào thời điểm trước và trong mùa mưa bão để đảm bảo việc tiếp nhận, tiêu thoát nước.

Xây dựng kế hoạch cải tạo chỉnh trang hệ thống mương, rạch, suối bị lấn chiếm, thu hẹp hoặc mương rạch bị ô nhiễm nặng chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung; nạo vét, mở rộng các rạch, suối, cầu, cống trong nội đô kết hợp với bố trí xây dựng các hồ điều hòa ở các vị trí phù hợp trong quá trình lập quy hoạch chung.

Thành phố Biên Hòa có nhiều khu vực là “điểm nóng” ngập nước mỗi khi thành phố bước vào mùa mưa bão. Thống kê của ngành chức năng cho thấy, thành phố còn  17 điểm ngập (11 điểm thuộc địa phương quản lý, 6 điểm thuộc các đơn vị khác quản lý). Đáng kể là tình trạng ngập sâu trên đường Đồng Khởi (thuộc 2 phường Trảng Dài và Tân Phong); tại các khu phố: 3, 5, 8 của phường Hố Nai; một số khu phố ở 2 phường: Long Bình Tân, Phước Tân có hơn 1,1 nghìn nhà dân bị ngập nước, trong đó có khoảng 100 nhà bị ngập sâu từ 1-1,2m.

Để phòng  chống  ngập lụt trong  mùa mưa năm 2023, phòng Quản lý đô thị đã đôn đốc đơn vị thực hiện gói thầu dịch vụ công ích lập kế hoạch kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố để đảm bảo khả năng thoát nước; rà soát, đề xuất các khu vực cần nạo vét hệ thống mương, cống, kênh rạch trên địa bàn các phường, xã. Đồng thời đôn đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Ban Quản lý dự án thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống ngập.

Trong đó có dự án chống ngập suối Chùa, suối Bà Lúa và suối Cầu Quan, sớm đưa vào sử dụng, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập trên địa bàn thành phố. Thành phố lưu ý UBND 30 phường, xã theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai trên các bản tin dự báo, cảnh báo (biển hiệu, tín hiệu, rào chắn) cho người dân các khu vực cầu dân sinh không có lan can, tay vịn, khu vực giáp ranh các tuyến suối có nguy cơ mất an toàn cao, không đảm bảo an toàn cho người lưu thông; tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết, kỹ năng phòng tránh, ứng phó dông, lốc, sét, mưa đá…

Đồng thời kiểm tra xử lý nghiêm và giải tỏa ngay đối với các bãi tập kết vật liệu, công trình, nhà xưởng xây dựng trái phép lấn sông, suối, kênh, mương, khu vực giáp sông Đồng Nai… gây cản trở thoát nước. Kiểm tra, tuần tra, xử lý các trường hợp đổ, thải, bỏ rác thải không đúng nơi quy định tại các khu dân cư ven sông, suối, kênh, mương… gây tắc nghẽn dòng chảy, hạn chế khả năng thoát nước.

Các địa phương đẩy mạnh đầu tư các công trình thoát nước chống ngập úng. Ảnh: HL.   

Theo danh mục dự án và phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tỉnh dự kiến thực hiện 22 dự án thuộc lĩnh vực cấp, thoát nước với tổng nguồn vốn ngân sách để thực hiện hơn 1,1 ngàn tỷ đồng. Trong đó, thoát nước có 12 dự án bao gồm cả dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 và dự án giai đoạn 2021-2025.

Nghị quyết số 30 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 có 12 dự án thoát nước tại các huyện, thành phố. Trong đó có một số dự án lớn: Hệ thống thoát nước khu vực suối Nước Trong huyện Long Thành 584 tỷ đồng; Tuyến thoát nước dải cây xanh tại huyện Nhơn Trạch hơn 310 tỷ đồng; Chống ngập úng khu vực suối Chùa, suối Bà Lúa, suối Cầu Quan tại TP.Biên Hòa hơn 267 tỷ đồng...Các dự án này chủ yếu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư, đã và đang trong quá trình thực hiện.

Nhằm triển khai hiệu quả các dự án đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị, khu vực có nguy cơ ngập đã được phân bổ kế hoạch đầu tư. UBND các huyện, thành phố rà soát các yêu cầu về bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư và đánh giá mức độ đạt được của địa phương so với yêu cầu, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện; tổng hợp các dự án về thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã, đang và chưa triển khai thực hiện trên địa bàn.

 

 

Lê An 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline