Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 21:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Giải pháp phát triển đô thị theo hướng bền vững

Thứ hai, 23/10/2023 19:10

TMO – Năm 1990 cả nước có khoảng 500 đô thị (tỉ lệ đô thị hóa vào khoảng 17%-18%), đến tháng 9/2022, cả nước khoảng gần 890 đô thị, tỉ lệ đô thị hóa là 41,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam được đánh giá vẫn thấp so với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó quy hoạch đô thị còn thiếu đồng bộ, thiếu tích hợp, công tác dự báo quy hoạch thiếu tính chính xác, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa gắn quy hoạch với nguồn lực thực hiện, phải điều chỉnh thường xuyên, ít có sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới.

Theo các chuyên gia, đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn. Trong một đô thị, có ba loại hình môi trường khác nhau cùng tồn tại: môi trường vật chất (tự nhiên và xây dựng), môi trường kinh tế và môi trường xã hội. Các ảnh hưởng xấu sinh ra từ các hoạt động kinh tế trong đô thị lên môi trường vật chất rất rõ ràng, có thể xác định là thảm họa về môi trường sinh ra từ đô thị, sự giảm sút của tài nguyên thiên nhiên, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước và không khí, sự thu hẹp của các không gian xanh, tắc nghẽn giao thông và việc sử dụng quá mức năng lượng.

Sự tác động giữa môi trường kinh tế và xã hội làm tăng lên các hiệu quả kể cả thuận lợi và bất lợi. Hiệu quả thuận lợi xuất phát từ các dịch vụ xã hội như giáo dục, sức khỏe, tiện nghi xã hội và những nghề nghiệp có chất lượng. Ngược lại, các yếu tố bất lợi về kinh tế có thể gây ra các hậu quả xấu về môi trường xã hội. Sự tác động thứ ba nêu lên những thuận lợi và khó khăn xuất phát từ các môi trường vật chất và xã hội. Các khu cây xanh cho sinh hoạt công cộng là nguồn môi trường tốt cho phúc lợi xã hội. Mặt khác, sự xuống cấp của các công trình lịch sử, sự mất mát của những công trình văn hóa hoặc các vấn đề về sức khỏe đô thị là những ví dụ về hậu quả của môi trường vật chất lên môi trường xã hội.

(Ảnh minh họa) 

Theo các chuyên gia, đô thị hóa tăng nhanh khiến quy hoạch không gian kiến trúc, quản lý đô thị gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Do đó, để quản lý phát triển đô thị theo hướng bền vững, cần phát triển đô thị cần hoàn thiện thể chế thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về phát triển đô thị với pháp luật về các lĩnh vực khác. Các nguyên tắc quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển đô thị cần được bảo đảm đi trước một bước, triển khai công khai, minh bạch.

Ở cấp Trung ương, cần tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, quản lý phát triển đô thị. Hoàn thiện các công cụ kiểm soát phát triển đô thị, xác định rõ hơn trách nhiệm, nội dung quản lý, mối quan hệ giữa các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn về quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời bảo đảm sự minh bạch, thông thoáng, thuận tiện cho người dân, các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Bổ sung các quy định chặt chẽ hơn trong việc lập và kiểm soát các khâu của quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, nhất là các khâu tổng hợp và xử lý, phản hồi ý kiến đóng góp của các tổ chức, cộng đồng, người dân trong công tác lập, quy hoạch và khâu điều chỉnh quy hoạch, quản lý theo quy hoạch, bảo đảm quy trình về công khai, minh bạch các thông tin quy hoạch.

Ban hành thể chế, chính sách hướng dẫn các địa phương thực hiện, lập các khu vực phát triển đô thị, các ban quản lý dự án phát triển đô thị theo quy định. Lập, thẩm định, phê duyệt đồng bộ các quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị và cụ thể hóa trong quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư cụ thể. Thực hiện nghiêm các quy chế kiểm soát nhà cao tầng trong các quận nội đô tại thành phố trực thuộc Trung ương. Cân đối nguồn lực, bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư 5 năm và hằng năm để đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong từng khu đô thị, từng dự án nhà ở. Đặc biệt, chú ý đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung bảo đảm sự kết nối về kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội thiết yếu trong từng khu vực và toàn đô thị cũng như với các địa phương lân cận.

Để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch, cần có sự tập trung nguồn lực thích đáng về nhân lực, vật lực, gắn kết quy hoạch với nguồn lực thực hiện. Quy hoạch chung đô thị bảo đảm tính định hướng cao trong chiến lược xây dựng phát triển và quản lý đô thị. Quy hoạch phân khu làm rõ phân khu chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất, danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư và đưa ra các chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư. Quy hoạch chi tiết xây dựng được thành lập trên cơ sở điều tra, đánh giá đầy đủ hiện trạng sử dụng đất và được xây dựng trên nền bản đồ địa chính để bảo đảm các dự án được phân chia phù hợp với phân khu chức năng trong đồ án quy hoạch chi tiết đó.

Nhân lực thực hiện công tác lập quy hoạch và quản lý phát triển đô thị hiện nay đã và đang là vấn đề cần được quan tâm để tăng cường chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa. Các địa phương đặc biệt là các chính quyền đô thị cần chủ động xây chương trình và kế hoạch thu hút các nguồn vốn nhằm động viên, khuyến khích cán bộ quản lý chất lượng cao; đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vai trò chung tay xây dựng phát triển đô thị.

Quy chế quản lý kiến trúc đưa ra quy định cụ thể trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiến trúc của chính quyền các cấp và kiểm soát việc xây dựng đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt, khai thác, sử dụng công trình mới, công trình cải tạo đô thị trên địa bàn cả nước. Thông qua quy chế quản lý kiến trúc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị tại địa phương và giúp kiểm soát việc xây dựng mới, chỉnh trang phát triển toàn đô thị. Do vậy, các địa phương cần rà soát, bảo đảm ban hành quy chế kiến trúc trên địa bàn theo quy định, trong đó lưu ý làm rõ quy định đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt và xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch những nơi chưa có quy hoạch, khu vực cần điều chỉnh quy hoạch, thiết kế đô thị; xác định trách nhiệm của chính quyền đô thị và cơ quan chuyên môn liên quan trong tổ chức, chỉ đạo, theo dõi, thực hiện quy hoạch đô thị, xác định các khu vực, tuyến phố ưu tiên chỉnh trang và những quy định khác làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng.

Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, phương pháp quy hoạch và quản lý đô thị đã ngày càng được đổi mới, hoàn thiện để thực hiện tối ưu vai trò định hướng và quản lý, thúc đẩy hợp tác chung giữa các đối tác sống, làm việc trong không gian đô thị, bảo đảm sự hài hòa, cân bằng quyền lợi, lợi ích giữa các đối tác; đồng thời, gia tăng cơ hội phát triển và tận dụng nguồn lực của xã hội trong việc xây dựng, kiến tạo và quản lý môi trường sống, môi trường làm việc chất lượng cao cho tất cả mọi người.

Lấy ý kiến cộng đồng là một nội dung quan trọng bắt buộc phải thực hiện có chất lượng hơn trong các đồ án quy hoạch nói chung và thiết kế đô thị nói riêng, cũng như trong các quyết định lựa chọn và đưa vào chương trình ưu tiên đầu tư phát triển đô thị. Việc lấy ý kiến cộng đồng cần hướng đến khuyến khích và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc xây dựng, giám sát và thực thi các đồ án quy hoạch, mang lại lợi ích thiết thực cho cả nhà quản lý, hoạch định chính sách và người dân - những người sống, làm việc và hưởng thụ chất lượng không gian đô thị. Điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của mình đối với không gian sống của cộng đồng nói riêng và không gian đô thị nói chung mà còn giúp tận dụng các nguồn lực từ xã hội, khuyến khích các sáng kiến mới, cách làm và hạn chế những xung đột trong quá trình quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển đô thị, hạn chế các ảnh hưởng lớn đến cộng đồng về kế sinh nhai, môi trường sống, việc làm, đồng thời giảm tác động đến các mặt môi trường tự nhiên, xã hội, tiếng ồn, phát sinh nguồn bệnh cho người dân đô thị,... Cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn để cộng đồng được tham gia, đóng góp trong quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, minh bạch rõ ràng, nhất là khâu tổng hợp và xử lý ý kiến đóng góp của các tổ chức, cộng đồng, người dân. Sự tham gia của cộng đồng sẽ được khuyến khích và nâng cao chất lượng khi có thể xây dựng niềm tin cho cộng đồng về năng lực, vai trò, trách nhiệm và công nhận sự đóng góp của họ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đô thị. Do vậy, các địa phương cần bảo đảm thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật và các quy định về việc lấy ý kiến của người dân, cộng đồng, cơ quan tổ chức có liên quan khi lập, điều chỉnh quy hoạch.

Ngoài ra, chú trọng tăng cường cơ chế giám sát dựa vào nhân dân, cơ quan dân cử, của đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp trong công tác phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng đô thị; thúc đẩy sáng kiến, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quy hoạch và phát triển đô thị để nâng cao nhận thức của cộng đồng. Hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, đô thị. Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ quy hoạch và quản lý phát triển đô thị minh bạch.

Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý quy hoạch và phát triển đô thị cho các địa phương. Tại địa phương, chính quyền đô thị cần bám sát các chỉ đạo của Trung ương và địa phương, quán triệt phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời vi phạm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trên địa bàn để nâng cao chất lượng quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển mới; đẩy mạnh cơ chế tự quản cộng đồng trong quản lý phát triển đô thị; thực hiện chế độ xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, quy hoạch phải bám sát quy định của Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng,... để khẩn trương rà soát, đẩy nhanh tiến độ phủ kín các quy hoạch còn thiếu./.

 

 

QUỐC DŨNG - PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline