Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 02:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Thứ bảy, 09/11/2024 15:11

TMO – Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay đã có 16 địa phương trên cả nước ban hành quy định cụ thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn tại địa phương; 02 địa phương  đã có quy định về chất thải rắn nhưng nội dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; 10 địa phương chưa ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo các kế hoạch, đề án của tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa ban hành các quy định hoặc chưa kịp thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) mang lại hiệu quả cao, cần có sự quyết tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, sự đồng lòng của người dân trong công tác phân loại CTRSH. Do đó, địa phương cần xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nguồn lực để từng bước đưa công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt đi vào thực tế.

Đẩy mạnh tuyên truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Ảnh minh họa.

Cụ thể, cần ban hành văn bản quy định chi tiết về quản lý CTRSH của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, trong đó có công tác phân loại CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường; từng bước triển khai phân loại CTRSH đồng bộ, thống nhất trên địa bàn cấp tỉnh, ưu tiên triển khai trước đối với những khu vực có đủ điều kiện về hạ tầng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Trong quá trình thực hiện, lưu ý nghiên cứu, áp dụng phù hợp theo Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt ban hành kèm theo Văn bản số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại; định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về giá được quy định tại Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 73 Luật giá năm 2023.

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý CTRSH, giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý CTRSH trên địa bàn; bố trí kinh phí, tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích cho việc đầu tư đồng bộ hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH và hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý CTRSH trên địa bàn; huy động mọi nguồn lực đầu tư (nguồn ngân sách nhà nước, nguồn ODA và các nguồn kinh phí hợp pháp khác), khuyến khích xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH được quy định tại Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường.

Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, cơ quan, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng tiến tới giảm thiểu khối lượng CTRSH phải xử lý, bằng nhiều hình thức phù hợp; hình thành lối sống thân thiện với môi trường; Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường trực quan, sinh động phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các cấp học phổ thông; Tổ chức thường xuyên, hiệu quả các chương trình tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sẽ tiếp tục xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ hoạt động phân loại CTRSH tại hộ gia đình, cá nhân. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý CTRSH, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường của người dân…/.

 

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline