Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 03:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở tại Tây Nguyên và ĐBSCL

Thứ năm, 31/08/2023 14:08

TMO - Cùng với giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần phát triển kết cấu, đưa công nghệ vào cảnh báo, giám sát trượt lở cũng như thi công các kè biển và vị trí công trình giảm sóng, nhằm giảm thiểu tối đa thiên tai do bão lũ gây nên tình trạng trượt lở đất, sạt lở, sụt lún tại các khu vực này. 

Tại khu vực Tây Nguyên, chỉ trong tháng 7 và tháng 8 năm 2023, đã xảy ra hàng loạt những vụ sạt lở, nứt đất. Cụ thể, từ đợt mưa kéo dài từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 vừa qua, tại hai tỉnh nằm ở phía nam Tây Nguyên là Lâm Đồng và Đắk Nông liên tục xảy ra các vụ sạt lở, trượt đất, nứt gãy mặt đất, gây thiệt hại về người và tài sản; nhiều công trình của người dân và cơ quan nhà nước bị hư hại, khiến hàng trăm hộ dân phải di dời khẩn cấp...

Trước những diễn biến trượt lở, nứt đất tại Tây Nguyên, thực hiện nhiệm vụ đột xuất "Khảo sát, đánh giá sơ bộ tai biến trượt lở, sạt lở tại Lâm Đồng và Đắk Nông và đề xuất phương án chi tiết", Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức đoàn công tác nhằm khảo sát, đánh giá sơ bộ hiện trạng, nguyên nhân, làm căn cứ cho các đề xuất, định hướng. Theo đó, khu vực Nam Tây Nguyên bao gồm tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và phụ cận có nhiều đặc điểm về địa chất, địa chất thủy văn khác biệt so với các khu vực còn lại của Tây Nguyên và càng khác biệt với trượt lở ở khu vực miền núi phía bắc. Đặc biệt các yếu tố địa chất này rất nhạy cảm với tai biến trượt lở. 

Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng khiến 4 người thiệt mạng cuối tháng 7 vừa qua. 

Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là sự có mặt các lớp đất đá yếu trong các hệ tầng địa chất, phân bố nhiều ở vùng Nam Tây Nguyên. Mưa lớn dài ngày và các hoạt động xây dựng công trình đã tác động vào các khu vực vốn xung yếu về địa chất, sẵn nhạy cảm với trượt lở, đã làm phát sinh chúng. Tuy nhiên, hiện tượng mưa kéo dài như thời gian qua ở Tây Nguyên đã từng xảy ra, không phải hiếm gặp. Trượt- nứt đất ở các tỉnh vùng Nam Tây Nguyên, trong các tháng 6, 7, 8, đã phát triển dồn dập, trên nhiều đối tượng dân cư - công trình, gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới an sinh - kinh tế. Trượt- nứt đất khu vực này đã đạt tới một quy mô rất lớn. Diện phá hủy của một số điểm trượt vượt quá 10-15 ha, hiếm gặp ở các vùng khác trên cả nước. 

Phần lớn các điểm trượt- nứt đất quy mô lớn đã xuất hiện ở Nam Tây Nguyên mới ở giai đoạn đầu, đang tiếp tục phát triển, đe dọa phá hủy toàn bộ các công trình xây dựng đã đầu tư và các khu dân cư. Đề xuất các giải pháp ứng phó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết thời gian tới, các bộ, ngành cần có sự đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu khoa học, công nghệ xử lý các hiện tượng này.

Các nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học về trượt lở, sạt trượt, nứt đất tại Nam Tây Nguyên cần đưa ra các biện pháp giảm thiểu thiệt hại; trong đó chú trọng tới kỹ thuật, công nghệ giám sát, cảnh báo thời gian tai biến trượt lở theo diện và theo điểm; tăng cường sự phối hợp trong nghiên cứu, nhận diện và xử lý các tai biến. Khi nghiên cứu thiên tai cần làm rõ vai trò của quy luật tự nhiên và tác động nhân sinh đến việc hình thành thiên tai; tiếp cận lịch sử, tiếp cận hệ thống khi triển khai nghiên cứu thiên tai; tăng cường vai trò liên ngành và đa ngành; sự kết hợp của các chương trình trọng điểm KC.08, KC.09… trong nghiên cứu thiên tai. Giai đoạn 2025-2030, cần có một số cụm nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về trượt lở, nứt đất trên cơ sở lựa chọn đúng đối tượng và tỉ lệ nghiên cứu phù hợp. Đặc biệt chú trọng tới khả năng sử dụng kết quả trong quản lý, giám sát, và giải pháp xử lý các vị trí trượt lở, nứt đất.

Theo Bộ NN&PTNT, những năm qua, do diễn biến bất thường của thời tiết, biến đổi khí hậu và tác động của phát triển thiếu bền vững về kinh tế - xã hội tại các quốc gia vùng thượng nguồn và nội vùng ÐBSCL, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ÐBSCL đã và đang có diễn biến rất phức tạp, uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134 km. Trong đó, bờ sông là 666 điểm với chiều dài 744 km; bờ biển xuất hiện 113 điểm với 390 km. Có 281 điểm với 528 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần phải xây dựng công trình để bảo vệ; 155 điểm với 306 km sạt lở nguy hiểm và sạt lở bình thường là 343 điểm với 300 km. Theo báo cáo của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, hiện còn 561 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài khoảng 810 km; trong đó sạt lở đặc biệt nguy hiểm có 63 điểm/204 km cần xử lý.

Tình trạng sạt lở bờ sông, biển tại ĐBSCL diễn biến phức tạp trong những năm trở lại đây. 

Đưa ra giải pháp bảo vệ bờ sông biển trước diễn biến phức tạp của tình trạng sạt lở, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam nêu lên 2 nhóm giải pháp về quản lý, kỹ thuật, trong đó có nhóm giải pháp công trình cứng bao gồm: Kè biển, kè mỏ hàn, đê ngầm phá sóng, kè mỏ hàn kết hợp đê ngầm phá sóng; Nhóm giải pháp mềm bao gồm: Nuôi bãi, trồng rừng ngập mặn, và đụn cát. Các nhóm giải pháp đã được thực hiện và đang tiếp tục triển khai trên các khu vực như bờ sông tại Cà Mau, kè bảo vệ bờ tại Vĩnh Hảo – Sóc Trăng; Cấu kiện CT1 giảm sóng ở Gò Công –Tiền giang; Kè bảo vệ bờ tại Gành Hào – Bạc Liêu,… Đồng thời, cần sớm phát triển các kết cấu, công nghệ mới tại các kè biển trực tiếp và vị trí công trình giảm sóng, nhằm giảm thiểu tối đa thiên tai do bão lũ gây nên tình trạng trượt lở đất tại khu vực.

Các nhà khoa học cho rằng, vấn đề trượt, sạt lở đất ở Tây Nguyên, sạt lở sông, biển ở đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh việc liên quan trực tiếp đến rất nhiều yếu tố tự nhiên như địa hình, địa mạo, thủy thạch động lực, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu... còn có yếu tố tác động từ phía con người trong các hoạt động dân sinh. Việc tổ chức thực hiện các nghiên cứu thiên tai cần theo cách tiếp cận từ khái quát đến chi tiết, từ quy mô quốc gia, đến vùng miền, cấp huyện, khu dân cư, công trình với các cách tiếp cận, hệ phương pháp và mục tiêu khác nhau tương ứng với từng quy mô; tăng cường vai trò phối hợp của các bộ, ngành: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; sự phối hợp giữa các chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm và sự phối hợp liên ngành và đa ngành của các chuyên môn khoa học trong nghiên cứu thiên tai. 

 

 

Minh Đức 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline