Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển

Thứ tư, 19/07/2023 07:07

TMO - Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi bố trí 720 tỷ đồng và giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh triển khai cùng lúc 6 dự án chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, sạt lở các tuyến sông, bờ biển, cửa biển luôn là nỗi lo của người dân sinh sống dọc ven biển. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi thông tin, trong năm 2022, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như thị xã Đức Phổ, TP. Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn... đều bị tình trạng sạt lở sông, biển đe dọa gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Trong đó, nghiêm trọng nhất là bờ biển tại Tổ dân phố Thạnh Đức 1, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ; bờ sông Cây Bứa, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa; sạt lở bờ sông Trà Câu, đoạn qua các phường Phổ Văn, Phổ Minh, thị xã Đức Phổ; sạt lở bờ sông Trà Bồng đoạn qua xã Bình Dương, huyện Bình Sơn; sạt lở bờ sông Phước Giang đoạn qua thôn La Châu, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa…

Điểm sạt lở tại sông Trà Khúc trên địa bàn huyện Sơn Tịnh. 

UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, việc đầu tư xây dựng công trình kiên cố chống sạt lở bờ biển, bờ sông là hết sức cấp thiết. Đây là phương án tối ưu nhất để bảo đảm ổn định bờ biển, bờ sông lâu dài, giúp người dân an tâm trong mùa mưa bão, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Địa phương này đang tập trung hoàn thành loạt công trình kè bảo vệ bờ biển với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình đê, kè kiên cố khắc phục sạt lở bờ sông, cửa biển và tình trạng triều cường xâm thực, ổn định đời sống, sản xuất.

Đồng thời, tạo hành lang giao thông động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương. Trong đó, chủ trương ưu tiên vốn để xây dựng nhiều công trình đê, kè kiên cố khắc phục sạt lở bờ sông, cửa biển, đồng thời, tạo hành lang giao thông động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi ưu tiên bố trí 720 tỷ đồng và giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (Ban Quản lý) triển khai cùng lúc 6 dự án chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Đồng thời, địa phương này cũng tiếp tục đầu tư nhiều dự án kè mới, chống sạt lở ở những điểm nóng của nạn sạt lở, tạo được sự đồng thuận trong dân. Các dự án kè chống sạt lở này đang được chỉ đạo gấp rút đẩy nhanh tiến độ để giúp người dân an cư.

Dự án kè chống sạt lở bờ biển thôn Phước Thiện 1, thôn Phước Thiện 2 (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư với chiều dài 300m, tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng. Dự án đang được gấp rút hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay nhằm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khoảng 400 hộ dân, bảo đảm an toàn cho các công trình hạ tầng công cộng, tạo hành lang giao thông nông thôn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo. Dự án kè này cùng với 2.000m kè xã Bình Hải giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và kè các thôn Thanh Thủy, Phước Thiện được đầu tư khẩn cấp trước đó, đã cơ bản “xóa” điểm nóng sạt lở tại các vị trí xung yếu ở Bình Hải.

Dự án kè chống sạt lở bờ Bắc sông Trà Khúc, đoạn qua các xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, được triển khai thi công từ tháng Tư vừa qua. Tổng chiều dài của công trình kè khoảng 5.128m, gồm xây mới trên 4.000m2 và sửa chữa, nâng cấp 1.115m. Công trình kè có tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, thực hiện hoàn thành trong năm 2023 để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho khoảng 260 hộ dân sinh sống ven sông, bảo vệ khu trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh mới, các công trình cơ sở hạ tầng trong khu vực; đồng thời kết hợp phát triển giao thông, chỉnh trang đô thị dọc bờ Bắc sông Trà Khúc.

Công trình được thi công có chiều cao bảo đảm vượt lũ thông thường, mái dốc với hệ thống trụ bêtông kết nối liên hoàn kết hợp các tấm đan bêtông tạo tấm kè kiên cố. Đến thời điểm này, nhà thầu đang tập trung huy động tối đa phương tiện cơ giới, nhân lực tổ chức thi công dự án hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2023.

UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án kè chống sạt lở trên địa bàn. Ảnh: LĐ

Ngoài ra, Dự án kè chống sạt lở bờ biển Tổ dân phố Thạnh Đức 1, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ; Dự án kè chống sạt lở thôn Đông Yên 2, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn cũng đang được triển khai xây dựng. Khu vực thôn Đông Yên 2, xã Bình Dương từng là điểm nóng về sạt lở trên sông Trà Bồng. Năm nay, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư 38 tỷ đồng xây dựng tuyến kè dài 800m chống sạt lở, ổn định đời sống cho hơn 240 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu nơi đây. 

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông, bờ biển gây ra, tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành bản đồ về hiện trạng sạt lở, công trình phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, đầu tư cơ sở, hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Trước mắt, tỉnh Quảng Ngãi triển khai các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm, xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, ven biển. Đến năm 2030, hoàn thành việc chỉnh trị ổn định dòng chảy tại một số phân lưu, hợp lưu, trên các đoạn sông chính, khu vực cửa sông, ven biển có diễn biến xói, bồi phức tạp. Hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. 

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline