Hotline: 0941068156

Thứ tư, 23/07/2025 09:07

Tin nóng

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

Thứ tư, 23/07/2025

Giải pháp đưa du lịch phát triển mạnh hơn

Thứ hai, 24/03/2025 19:03

TMO – Để du lịch phát triển mạnh hơn và bền vững, cần tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các ngành du lịch, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái và các địa điểm tham quan, giữ gìn và phát triển các ngành, nghề truyền thống, các làng nghề, các nét đặc sắc về văn hóa của Việt Nam như âm nhạc dân gian, thủ công mỹ nghệ.

Với ngắn hạn, năm 2025, ngành du lịch đặt mục tiêu đón và phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 120 -130 triệu lượt khách nội địa, với doanh thu 980-1.050 tỷ đồng, tạo 5,5 triệu việc làm. Dài hạn (theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045), đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4 - 5%/năm.

Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu trên, các cấp, các bộ, ngành cần quan tâm và có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển các ngành du lịch. Phát huy và khai thác một cách hiệu quả các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, địa lý, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, truyền thống... Khai thác có hiệu quả nguồn lực bao gồm nguồn lực vật chất và phi vật chất để phát triển du lịch xanh, du lịch sáng tạo. Tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các ngành Du lịch, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái và các địa điểm tham quan, giữ gìn và phát triển các ngành, nghề truyền thống, các làng nghề, các nét đặc sắc về văn hóa của Việt Nam như âm nhạc dân gian, thủ công mỹ nghệ…

Tăng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực du lịch, đồng thời, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, từ các doanh nghiệp và cá nhân thông qua các cơ chế ưu đãi về đầu tư, vốn, thuế, lãi suất, hợp tác công - tư,… đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Khách du lịch, nhất là khách quốc tế khó có thể quay lại lần hai nếu vệ sinh môi trường không được đảm bảo. Do đó, việc đảm bảo môi trường sạch sẽ được xem là 1 trong các giải pháp thu hút du khách. Ảnh minh họa.

Bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa của dân tộc, các phong tục, tập quán, lễ hội dân gian… Kiểm kê, khảo sát, đánh giá hệ thống di sản văn hóa; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong bảo vệ và giữ gìn các di sản; tôn tạo, trùng tu một cách khoa học những di sản văn hóa vật thể xuống cấp; hoàn thiện hệ thống các bảo tàng, nhà trưng bày; sưu tầm, bảo tồn, tạo không gian cho di sản văn hóa phi vật thể có thể tồn tại sống động trong đời sống; xây dựng cơ chế đặc thù để bảo vệ những di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một; đẩy mạnh công tác giáo dục di sản cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm thu hút du khách tham quan và yêu thích loại hình du lịch này.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, có kế hoạch khai thác, sử dụng, dự trữ, tái tạo các lợi thế của du lịch Việt Nam. Phát triển kết cấu hạ tầng và liên kết vùng, miền, phục vụ cho việc liên kết các địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng và vui chơi một cách hợp lý. Phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng, địa phương, mỗi điểm đến cần mang dấu ấn đặc sắc riêng để thỏa mãn nhu cầu của du khách, tránh tình trạng để các điểm du lịch manh mún, nhỏ lẻ, thiếu quy mô, thiếu chuyên nghiệp.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, qua đó trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển ngành Du lịch, trao đổi kinh nghiệm trong việc tạo lập các chuyến du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, liên kết được du lịch trong nước và quốc tế sao cho thuận lợi nhất với chi phí tiết kiệm nhất.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực bằng cách đào tạo trong nước và ngoài nước. Phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao có quy mô, cơ cấu hợp lý, phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng gắn với thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Phát triển lực lượng hướng dẫn viên du lịch, có trình độ, kỹ năng, có sức cạnh tranh quốc tế. Có chế độ lương thưởng phù hợp để những người làm công tác du lịch gắn bó với nghề.

 

 

VĂN NHI

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline