Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Giải pháp chống ngập cho cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Thứ sáu, 15/09/2023 07:09

TMO - Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) thống nhất phương án triển khai thanh thải, khơi đào lòng sông Phan đoạn qua địa bàn huyện để hạn chế ngập trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Trước đó, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam nhận được văn bản của Ban Quản lý Dự án Thăng Long về việc thanh thải, khơi đào lòng sông Phan đoạn từ hạ lưu cống K25+416 đến hạ lưu cầu Sông Phan tại Km24+348 dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. 

Vị trí ngập cao tốc chỉ có một cống rộng 2,5 x 2,5 m. Ảnh: HB. 

Qua khảo sát thực tế đoạn đề nghị thanh thải, khơi đào lòng sông Phan vào ngày 30/8/2023, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam ghi nhận đoạn đề nghị thanh thải, khơi đào lòng sông Phan có chiều dài 1,5km, chiều rộng lòng sông Phan tính từ hai bên bờ khoảng 25 mét. Hiện trạng trên toàn tuyến dự kiến thanh thải, khơi đào có 7 cù lao nhỏ nằm giữa sông, trên cù lao có nhiều cây tre và cây lùm bụi mọc um tùm. Ngoài ra, hai bên dòng sông Phan có nhiều cây lùm bụi, tre và cây tạp, do đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy của sông.

Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam thống nhất phương án triển khai thanh thải, khơi đào lòng sông Phan đoạn từ hạ lưu cống K25+416 đến hạ lưu cầu Sông Phan Km24+348 dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây của Ban Quản lý Dự án Thăng Long. 

Tuy nhiên, UBND huyện Hàm Thuận Nam đề nghị trong quá trình triển khai, chủ đầu tư không được tác động làm sạt lở hai bên bờ sông gây ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Khi thực hiện, chủ đầu tư phải liên hệ với địa phương để bố trí bãi đổ thải khi khơi đào các cù lao giữa sông. Trong quá trình thanh thải có những cây là cây lấy gỗ thì phải thực hiện theo quy định.

Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn qua xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, Bình  Thuận) ngập sâu cuối tháng 7 vừa qua. Ảnh: AT. 

Trước đó, từ ngày 27-29/7/2023 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận liên tục có mưa lớn kéo dài, đặc biệt là trong đêm 28/7/2023 có mưa liên tục với lượng mưa rất lớn. Đến khoảng 4 giờ 30 phút ngày 29/7/2023 đã xảy ra ngập nước tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn qua xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, Bình  Thuận) tại lý trình Km25+419 phạm vi ngập chiều dài 100m, điểm sâu nhất chiều cao khoảng 70cm làm ảnh hưởng đến giao thông hai chiều trên cao tốc.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99 km, nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, được thông xe vào cuối tháng 4/2023. Tuyến đường có điểm đầu nối với cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam và điểm cuối ở nút giao cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, liên quan đến sự việc ngập nước cục bộ tại lý trình Km25+419 trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Bộ đã có chỉ đạo ban đầu để xử lý khắc phục, khẩn trương đưa tuyến vào lưu thông bình thường. Do đây là tuyến mới, đi sát sông Phan, dòng chảy quanh co, thượng lưu có đập sông Phan nên chế độ thủy văn rất phức tạp. Để xác định nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất các giải pháp một cách khách quan, khoa học, Bộ Giao thông Vận tải đã cử đoàn công tác bao gồm các cơ quan chuyên môn, đơn vị xây lắp, đơn vị tư vấn, chuyên gia thủy văn có kinh nghiệm tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường, đánh giá chi tiết điều kiện địa hình, thủy văn thượng lưu và hạ lưu khu vực ngập, rà soát hồ sơ khảo sát, thiết kế.

Nguyên nhân ngập đoạn tuyến nằm sát sông Phan, phía thượng lưu có đập Sông Phan cách vị trí ngập 8,6km. Các đập nói chung sau khi đưa vào vận hành, dòng chảy phía hạ lưu thường có biến đổi. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia đánh giá từ vị trí cống về phía hạ lưu cầu sông Phan lòng sông, suối có hệ thực vật xâm lấn, bồi lắng làm thu hẹp dòng chảy, gây dềnh ứ nước cục bộ dẫn đến mực nước tại khu vực cống dâng cao, gây ngập đường.

Bộ Giao thông Vận tải đưa ra giải pháp xử lý, trước mắt, các chuyên gia đề xuất cần tổ chức thanh thải các chướng ngại vật lòng sông từ vị trí cống về phía hạ lưu cầu sông Phan để tăng khả năng thoát nước và hạ thấp cao độ mực nước dềnh tại vị trí cống. Để đảm bảo ổn định công trình lâu dài, do chế độ thủy văn khu vực hạ lưu các đập thường rất phức tạp, chủ đầu tư cần thuê một đơn vị tư vấn đầu ngành để tiến hành khảo sát tính toán, xây dựng mô hình toán cho toàn bộ khu vực, từ đó xác định mực nước tương ứng với tần suất thiết kế của dự án. Căn cứ cao độ mực nước tính toán và các số liệu đảm bảo toàn diện, khoa học, có tính chính xác cao, sẽ xem xét, quyết định giải pháp. Trường hợp cần thiết, có thể nâng cao độ đường đỏ khu vực ngập nếu cao độ tính toán cao hơn cao độ tuyến hiện tại.

Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu chủ đầu tư tổng rà soát hồ sơ thiết kế ở các dự án cao tốc đang thi công, đặc biệt là những dự án tại nơi địa chất yếu, thủy văn phức tạp để kịp thời điều chỉnh. Bộ sẽ xử lý nghiêm các đơn vị để xảy ra sự cố do không tuân thủ chất lượng theo hợp đồng ký kết. 

 

 

Lê Minh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline