Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Gia tăng giá trị xuất khẩu sầu riêng tại thị trường Trung Quốc

Thứ năm, 04/04/2024 07:04

TMO - Đến hết tháng 2/2024, Việt Nam đã xuất được hơn 41 nghìn tấn, xấp xỉ sản lượng sầu riêng xuất khẩu trong năm 2022. 

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), với diện tích đạt trên 112 nghìn ha (chiếm 9% diện tích trồng cây ăn quả) và sản lượng sầu riêng đạt 863 nghìn tấn mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Các thị trường tiêu thụ chính sầu riêng của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 603 nghìn tấn sầu riêng, trong đó xuất sang thị trường Trung Quốc hơn 595 nghìn tấn (chiếm 98,6%).

Đến hết tháng 2/2024, Việt Nam đã xuất được hơn 41 nghìn tấn, xấp xỉ sản lượng sầu riêng xuất khẩu trong năm 2022. Mặc dù mới xuất khẩu từ tháng 9/2022, nhưng sầu riêng Việt Nam cũng đã chiếm được 31,8% thị phần tại thị trường Trung Quốc và chỉ đứng sau Thái Lan (chiếm 68% thị phần). Tính đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã phê duyệt mã số cho Việt Nam 708 vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói sầu riêng; trong đó, Đắk Lắk được cấp 68 mã số vùng trồng với diện tích 2.805 ha và 24 cơ sở đóng gói sầu riêng.

Đến hết tháng 2/2024, Việt Nam đã xuất được hơn 41 nghìn tấn, xấp xỉ sản lượng sầu riêng xuất khẩu trong năm 2022. 

Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, việc Nghị định thư “yêu cầu về kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc” được ký kết đã tạo cơ hội để tổ chức phát triển ngành hàng sầu riêng Việt Nam theo hướng hiện đại, chất lượng, an toàn và bền vững. Thời gian tới, việc mở cửa thành công cho sản phầm sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra một bước tiến quan trọng cho ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

Do đó, nếu tận dụng tốt cơ hội, lợi thế và tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thì ngành hàng sầu riêng của Việt Nam sẽ không cần phải lo về chỗ đứng, thị phần mà có thể vượt qua sầu riêng của Thái Lan, chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, cơ hội mở rộng thị trường được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Xu hướng ngày càng phổ biến của sầu riêng vượt ra ngoài thị trường châu Á, đặt sầu riêng trở thành một sản phẩm xuất khẩu chính với diện tích trồng lớn và sản lượng cao.

Cùng với những kết quả đã đạt được, ngành hàng sầu riêng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Cục Bảo vệ thực vật cho hay, từ sau khi Nghị định thư “yêu cầu về kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc” được ký kết, thì diện tích và sản lượng sầu riêng có tốc độ tăng trưởng nóng. Nhiều diện tích trồng cây ăn quả, cây lâu năm kém hiệu quả đã được phá bỏ và thay thế bằng cây sầu riêng. 

Cụ thể, diện tích sầu riêng tăng từ 60.000 ha năm 2018 lên hơn 110.000 ha năm 2023, tăng gần gấp đôi chỉ sau 5 năm. Sản lượng tăng từ 420.000 tấn năm 2018 lên hơn 900.000 tấn năm 2023, gấp hơn 2 lần. Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng sầu riêng trung bình trên 20%/năm. Bên cạnh đó, hiện chưa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm (gian lận, mạo danh, không tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm…) trong sử dụng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Công tác giám sát chưa hiệu quả, việc kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, làm cho có dẫn đến tình trạng gian lận, vi phạm quy định của nước nhập. Thông báo không tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật không có dấu hiệu giảm trong khi chưa có quy định xử phạt các hành vi vi phạm nên quá trình xử lý, xác minh nguyên nhân vi phạm còn chậm, lúng túng; tình trạng gian lận và mạo danh mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã giảm tuy nhiên vẫn còn.

Ngành hàng sầu riêng vẫn còn nhiều bất cập trong sản xuất, duy trì xuất khẩu cần tổ chức lại cấu trúc ngành hàng bền vững. 

Đối với vùng trồng, cơ sở đóng gói, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, trồng xen và có quá nhiều hộ tham gia sản xuất, gây khó khăn trong quản lý giám sát vùng trồng và quản lý sinh vật gây hại. Liên kết chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ còn lỏng lẻo, tổ chức giữa các khâu cầm chừng, chủ yếu quy mô trung bình và nhỏ. Hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bỏ hợp đồng, phá vỡ các chuỗi liên kết vẫn đang là “chủ đề nóng” tại các tỉnh trồng sầu riêng khi giá thị trường lên cao.

Nhiều người dân chưa nắm được quy định của nước nhập khẩu và chưa hiểu rõ lợi ích của mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, dẫn đến không phối hợp khi tham gia chuỗi liên kết; thiếu trách nhiệm giữa các bên khi tham gia liên kết sản xuất. Việc sử dụng mã số trái phép, không đúng quy định và không tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu đã gây ảnh hưởng đến người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời cũng ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành hàng sầu riêng. Nhiều cơ sở đóng gói không mua sản phẩm từ vùng trồng đã được cấp mã số; không mua sản phẩm từ vùng trồng liên kết đã được cấp mã số vẫn diễn ra đã ảnh hưởng lớn đến việc truy xuất nguồn gốc khi lô hàng gặp vấn đề.

Để đảm bảo uy tín với những mã số đã được cấp, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương, cơ quan chức năng đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói nhằm kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu ngay từ khâu đầu vào, canh tác. Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp các trường hợp vi phạm, gian lận trong sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại cấu trúc ngành hàng bền vững; tạo ra không gian để nông dân, doanh nghiệp cùng hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Phát triển chuỗi giá trị nông sản; liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, thông qua các kênh truyền thông để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các quy định liên quan đến yêu cầu kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ quản lý, người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là ý thức về lợi ích của việc tuân thủ quy định và xây dựng uy tín cho ngành hàng này. Phát triển chuỗi giá trị nông sản, liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.Hiện diện tích sầu riêng cả nước đạt trên 112.000ha, chiếm 9% diện tích trồng cây ăn quả và sản lượng đạt 863.000 tấn. 

 

 

Lê Hân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline