Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 05/01/2025 06:01
Thứ năm, 02/01/2025 08:01
TMO - Chúng ta có đầy đủ các căn cứ pháp lý, cơ chế để phát triển, điểm mấu chốt nhất vẫn được xác định là "Muốn tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp thì sản phẩm phải đặc sắc, dịch vụ phải chuyên nghiệp, thủ tục phải nhanh gọn, giá cả phải cạnh tranh, môi trường phải sanh, xạch, đẹp, điểm đến phải thân thiện". Người nông dân phải là đại sứ du lịch, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh trong Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 vừa diễn ra mới đây.
Tại buổi đối thoại, một đại biểu nêu vấn đề: Nhu cầu về đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn hiện nay là rất lớn, đối tượng không chỉ là những người nông dân đơn thuần, mà còn có cả những lao động trung niên có đất nông nghiệp bị thu hồi, nhưng không đủ tiêu chuẩn vào các nhà máy, cần được đào tạo để chuyển đổi nghề hay những công nhân không còn đủ điều kiện làm việc trong khu vực công nghiệp trở về nông thôn… Được biết, Nhà nước đang có chính sách về đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Vậy, thời gian tới, chính sách này sẽ có những thay đổi như thế nào?
Theo Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, yếu tố văn hoá chưa được đẩy mạnh, phải chăng điều này đòi hỏi phải có khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương thì sẽ khai thác yếu tố văn hoá vùng miền. Lịch sử nước ta trải qua nhiều cuộc cách mạng về kinh tế khác nhau, chúng ta đi qua nhiều nền văn minh, nền văn minh lúa nước Việt Nam trong lịch sử dân tộc đã để lại cho chúng ta nhiều vấn đề cần suy ngẫm trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nền văn minh đó đã để lại nhiều di sản, với những lễ hội độc đáo, những sản phẩm đặc sắc (áo lụa Hà Đông, cà phê Tây Nguyên, vựa trái cây (dừa Bến Tre)…), lễ hội bánh chưng, bánh dầy, các làng nghề… để phát triển kinh tế nông nghiệp.
Khách du lịch khám phá, trải nghiệm đời sống người dân vùng nông thôn.
Kinh tế nông nghiệp phải dựa trên văn hoá và phải lồng ghép các yếu tố thì để phát triển, người nông dân cũng cũng đã vận dụng sáng tạo điều này, đã có nhiều làng bản và xã điển hình tiên tiến, trên nhiều đường làng, xã đã xuất hiện nhiều đường trồng hoa, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm mà điểm đến là từ các làng quê của chúng ta, thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu văn hoá.
Người nông dân cũng khai thác được yếu tố ẩm thực phong phú như lễ hội bánh chưng, bánh tét, lễ hội bánh của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển du lịch. Các lễ hội do chính quyền địa phương, người dân tổ chức cũng đã mang lại hiệu quả kép, không chỉ là ngày hội mà là sự thụ hưởng, sinh hoạt về văn hoá.
Về du lịch, Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, chúng ta có đầy đủ các căn cứ pháp lý, cơ chế để phát triển, điểm mấu chốt nhất vẫn được xác định là "Muốn tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp thì sản phẩm phải đặc sắc, dịch vụ phải chuyên nghiệp, thủ tục phải nhanh gọn, giá cả phải cạnh tranh, môi trường phải sanh, xạch, đẹp, điểm đến phải thân thiện". Người nông dân phải là đại sứ du lịch.
THẢO NGUYÊN
Bình luận