Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Đồng Tháp cần tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững

Thứ sáu, 13/12/2024 08:12

TMO – Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Đồng Tháp vẫn có 5/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kỳ vọng, dự báo khó đạt kế hoạch 5 năm, gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân; GRDP bình quân/người; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tỉ lệ đô thị hóa.

Theo Cục Thống kê, GRDP 6 tháng đầu năm 2024 của Đồng Tháp ước tính tăng 5,93% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,82%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,0% (công nghiệp tăng 9,16%);  Khu vực thương mại dịch vụ tăng 6,76%; thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng 5,59%. Quy mô nền kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt 58,84 nghìn tỷ (giá thực tế) xếp thứ 6 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cho thấy nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển theo chiều sâu.

Sự hồi phục của hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và quản lý thuế hiệu quả đã tác động tích cực đến thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024. Thu ngân sách nhà nước 4.197 tỷ đồng, tăng 20,14% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng nguồn vốn huy động là 68.000 tỷ đồng, tăng 0,24% so với cuối năm 2023. Tổng dư nợ tín dụng đạt 108.000 tỷ đồng, tăng 1,18% so với cuối năm 2023. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 15/6 là 2.499,808 tỷ đồng, đạt 36,07%, thấp hơn 10,76% so với cùng kỳ.

Nông nghiệp là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế của Đồng Tháp. Ảnh minh họa.

Về mục tiêu kinh tế-xã hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, báo cáo của Tỉnh ủy Đồng Tháp cho thấy, có 4/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt và vượt kế hoạch 5 năm: Tỉ lệ hộ nghèo còn 1,08%; có 30 giường bệnh/1 vạn dân; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 42,6% xã nông thôn mới đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10,2% xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thành lập mới 37 hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Địa phương có 6/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đang thực hiện, khả năng sẽ đạt và vượt kế hoạch 5 năm: Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội; tỉ lệ lao động qua đào tạo; có 10,4 bác sĩ/1vạn dân; tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỉ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch; tỉ lệ chất thải nguy hại được xử lý.

Tuy nhiên, nhiều mục tiêu địa phương vẫn chưa hoàn thành, chưa đạt kỳ vọng và dự báo khó đạt kế hoạch 5 năm. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân; GRDP bình quân/người; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tỉ lệ đô thị hóa.

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp (sáng 11/12), sau khi nghe báo cáo và ý kiến đóng góp, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương, đánh giá cao và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã đạt được trong thời gian qua.

Gợi mở tiềm năng với một số lợi thế mới nổi như: Lợi thế vị trí địa lý và khả năng kết nối giao thông, tiềm năng về con người và nguồn nhân lực, Tổng Bí thư nhấn mạnh, tỉnh huy động mọi nguồn lực, các thế mạnh đặc trưng để bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đất nước. Đến năm 2030, phải xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển bền vững ngành nông nghiệp để làm trụ đỡ cho nền kinh tế. Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong trong đổi mới và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, mở ra cơ hội cho các lĩnh vực kinh tế mới: Kinh tế sinh thái, kinh tế nước ngọt, nông nghiệp thích ứng, vận tải đa phương thức, chăm sóc sức khỏe…

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp.

Để hiện thực hóa tầm nhìn, Tổng Bí thư nêu rõ, Đồng Tháp cần thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và vai trò nêu gương; có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài tỉnh; phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp chung. Đồng thời, quan tâm quán triệt, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị.

Tỉnh cần quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo, nâng cao vốn con người; kết hợp tài nguyên bản địa với công nghệ, kiến thức và quản trị tiên tiến nhằm đưa kinh tế Đồng Tháp tiến lên những nấc cao hơn của chuỗi giá trị. Trên cơ sở những tiềm năng là lợi thế của tỉnh, Tổng Bí thư yêu cầu, Đồng Tháp tập trung phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao và bền vững; đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo.

Tổng Bí thư đề nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có giải pháp quyết liệt, dứt điểm để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2025, tập trung phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu liên quan đến tăng trưởng kinh tế, thu nhập của nhân dân. Tập trung các giải pháp ưu tiên để bảo đảm tăng trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, chăm lo tốt nhất cho đời sống của người dân.

Khẳng định các kiến nghị, đề xuất của tỉnh Đồng Tháp là rất xác đáng, thiết thực, xuất phát từ thực tiễn địa phương, khát vọng "vươn mình" của cả Đảng bộ tỉnh, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương cũng đã có ý kiến trao đổi trên nguyên tắc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa, cùng đồng hành với sự năng động, sáng tạo, đột phá của tỉnh Đồng Tháp…/.

 

 

LÊ HÙNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline