Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 15:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Đồng Nai bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn

Thứ ba, 20/02/2024 13:02

TMO - Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 85% người dân khu vực nông thôn có nước sạch sử dụng. Theo đó, bảo đảm cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn là nhiệm vụ quan trọng được các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có 10 dự án nước sạch nông thôn đang triển khai thực hiện. Trong đó, có 1 dự án đang thi công xây dựng với công suất thiết kế 3,7 nghìn m3/ngày đêm, kinh phí khoảng 65 tỷ đồng, cấp nước cho khoảng 37 nghìn người; 1 dự án đang lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, công suất khoảng 3,2 nghìn m3/ngày đêm, kinh phí khoảng 87 tỷ đồng và cấp nước cho khoảng 46 nghìn người.

Ngoài ra, 8 dự án còn lại đang lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, công suất thiết kế khoảng 38,5 nghìn m3/ngày đêm, tổng kinh phí gần 474 tỷ đồng và dự kiến cấp nước cho khoảng 295 nghìn người dân. Ngoài các công trình nói trên, toàn tỉnh có 64 công trình cấp nước sạch nông thôn đang hoạt động với tổng công suất gần 67 nghìn m3/ngày đêm. Tuy nhiên, do người dân không sử dụng, công trình xuống cấp nên hiệu suất khai thác chỉ đạt khoảng 48%.

Toàn tỉnh hiện có 9 công trình hoạt động bền vững, 27 công trình hoạt động tương đối bền vững, 10 công trình hoạt động kém bền vững, 07 công trình mới đưa vào hoạt động chưa đánh giá tình hình hoạt động của công trình. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 03 mô hình quản lý, bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập; Doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân xã (Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Cộng đồng dân cư) quản lý vận hành công trình, trong đó: Đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý vận hành 32 công trình, doanh nghiệp đang quản lý vận hành 06 công trình, UBND xã đang quản lý vận hành 51 công trình.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025 tối thiểu 85% hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Ảnh: PA.  

Giá nước sạch nông thôn: Đối với các công trình do đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp đang quản lý vận hành cung cấp nước cho người dân nông thôn đang áp dụng giá nước bán lẻ, tính bậc thang từ 7.211 đồng/m3 đến 13.972 đồng/m3 (theo Quyết định 29/2020/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc quy định giá nước sạch sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai); đối với các công trình do Ủy ban nhân dân các xã đang quản lý vận hành cung cấp nước cho người dân nông thôn, phần lớn các đơn vị cấp nước đang thu giá nước thấp hơn giá nước quy định tại Quyết định 29/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai.

Trong 89 công trình cấp nước nông thôn tập trung có 10 công trình sử dụng nguồn nước mặt, 79 công trình sử dụng nguồn nước ngầm. Hàng năm, Sở Y tế tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01- 1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 84,5%.100% công trình cấp nước khu vực nông thôn (theo danh mục tại PL 01 đính kèm) được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. 100% công trình cấp nước khu vực nông thôn (theo danh mục tại PL 01 đính kèm) được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn; Đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 85%.100% công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

Đến cuối năm 2026, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 85,5%.100% công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. Đến cuối năm 2027: Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 86%. 100% công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn; Đến cuối năm 2028: Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01 - 1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 86,5%. 100% công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

Thi công đường ống cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. 

Để triển khai hiệu quả mục tiêu trên, các sở, ngành, địa phương hằng năm xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo đảm cấp nước an toàn. Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền với các nội dung giáo dục về Luật Tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm; giới thiệu phổ biến Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn, giới thiệu nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm về thực hiện tốt cấp nước an toàn để người dân, các cơ sở cấp nước, chính quyền các cấp nâng cao trách nhiệm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững.

Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Xây dựng các nội dung quy định trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước phù hợp đặc điểm nguồn nước tại các khu vực trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương cần triển khai đồng bộ quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước thông qua lập  hành lang bảo vệ nguồn nước và xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước. Nghiên cứu giải pháp trữ nước đối với các công trình cấp nước sạch tập trung khó khăn về nguồn nước (Ảnh hưởng chất lượng, trữ lượng nguồn nước không ổn định...). Đầu tư các công trình quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm; kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây tác hại đến nguồn nước ngầm.

Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn và đầu tư, nâng cấp, phát triển công trình cấp nước với việc triển khai lập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn cho từng công trình cấp nước. Đấu nối, mở rộng mạng lưới tuyến ống cấp nước cho các khu vực cấp nước không ổn định từ các công trình cấp nước sạch tập trung có đủ khả năng cấp nước. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước tập trung đảm bảo chất lượng nước theo quy định.

Thực hiện phân cấp, chuyển giao các công trình cấp nước sạch tập trung hoạt động kém hiệu quả do Ủy ban nhân dân xã, Hợp tác xã quản lý cho các đơn vị đủ năng lực để đầu tư nâng cấp, quản lý, khai thác, vận hành. Căn cứ vào tình hình biến đổi khí hậu để đánh giá mức tiêu thụ, sử dụng nước của người dân để lập kế hoạch nâng công suất trạm cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước. Rà soát, đánh giá và đề xuất phương án xử lý đối với các công trình cấp nước nhỏ đã ngừng hoạt động hoặc đang hoạt động cầm chừng.

Hàng năm thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc lập và thực hiện các nội dung kế hoạch cấp nước an toàn của các công trình cấp nước bao gồm: Phạm vi được cung cấp bảo đảm cấp nước an toàn, các chỉ số liên quan đến kiểm soát rủi ro, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ cấp nước (Áp lực, tính liên tục...). Ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành công trình cấp nước. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị xử lý nước hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu...

 

 

Thu Minh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline