Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Đồng Nai ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Thứ bảy, 27/01/2024 07:01

TMO - UBND tỉnh Đồng Nai quy định chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, tổ chức, cá nhân phải phân loại tại nguồn thành 5 nhóm. 

Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh từ hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sẽ được phân loại tại nguồn thành 05 nhóm. Nhóm 1, gồm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế như giấy, nhựa và kim loại thải; cao su như đồ chơi; săm, lốp, vật dụng bằng cao su các loại. Nhóm 2, gồm chất thải thực phẩm như thức ăn thừa, hư; vỏ trái cây, rau củ; bã trả, hoa lá, xác động vật và các loại khác có tính chất, thành phần tương tự. Nhóm 3, gồm chất thải cồng kềnh như vật dụng gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế, gốc cây, thân cây,... và vật dụng khác tương tự.

Nhóm 4, gồm chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sinh hoạt như pin, acquy, bóng đèn huỳnh quang..., các loại thiết bị điện tử gia dụng không còn giá trị sử dụng. Nhóm 5, gồm chất thải rắn sinh hoạt khác phát sinh trong hoạt động sinh hoạt mà hộ gia đình, cá nhân, tổ chức không xác định được là thuộc 4 nhóm theo quy định trên.

UBND tỉnh Đồng Nai quy định rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, tổ chức, cá nhân phải phân loại tại nguồn thành 5 nhóm. 

Trong đó, bao bì, thùng chứa CTRSH phát sinh tại tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quy định: Bao bì chứa nhóm chất thải thực phẩm có màu xanh lá cây đảm bảo tránh rò rỉ nước và phát tán mùi, khuyến khích loại bao bì được sản xuất từ vật liệu dễ phân hủy và dễnhận diện chất thải bên trong. Bao bì chứa nhóm CTRSH khác có màu xám, khuyến khích loại bao bì được sản xuất từ vật liệu dễ phân hủy. Nhóm chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt được lưu trữ trong bao bì (trừ bao bì có màu xanh lá cây và xám) có khả năng chống ăn mòn, chống thấm, không rò rỉ ra môi trường.

Trên các tuyến phố chính, công viên, khu vui chơi giải trí bố trí các thùng, thiết bị lưu trữ CTRSH, có dán nhãn nhận biết và thực hiện phân loại: Thùng, thiết bị lưu chứa nhóm chất thải thực phẩm có màu xanh lá cây và có dòng chữ chất thải thực phẩm; Thùng, thiết bị lưu chứa nhóm chất thải rắn có khả năng tái chế có màu khác với màu xanh lá cây nhưng phải có dòng chữ chất thải rắn tái chế; Thùng, thiết bị lưu chứa nhóm CTRSH khác có màu xám và có dòng chữ chất thải rắn sinh hoạt khác...

Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2024. Trong đó, Sở TN&MT Đồng Nai được giao làm đầu mối giúp UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện Quy định này; tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn; đồng thời, Sở TN&MT Đồng Nai chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bản tỉnh; trình UBND tỉnh Đồng Nai quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chỉ trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại, kể cả chi phí bao bì đựng CTRSH theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; hướng dẫn, phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng các điểm thu hồi chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cộng đồng dân cư tại xã, phường, thị trấn.

Cùng với đó, Sở TN&MT Đồng Nai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh; cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý CTRSH vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường của tỉnh Đồng Nai; đồng thời, Sở TN&MT giám sát việc đóng bãi chôn lấp CTRSH sau khi kết thúc hoạt động; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các khu xử lý CTRSH sau khi kết thúc hoạt động; tổ chức triển khai hoặc lồng ghép hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý CTRSH; các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy theo thẩm quyền.

 

 

Thanh Tùng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline