Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 04/05/2025 20:05

Tin nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Chủ nhật, 04/05/2025

Đời sống của hơn 100 hộ đồng bào dân tộc Mường giờ ra sao?

Thứ hai, 13/12/2021 14:12

Ninh Bình – Thuận lợi về khí hậu và tiềm năng đất rừng, đời sống đồng bào dân tộc Mường (xã Cúc Phương, huyện Nho Quan) đã có nhiều chuyển biến tích cực nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi đa dạng, hiệu quả cao.

Khoảng những năm 1990, hơn 100 hộ đồng bào dân tộc Mường ở xã Cúc Phương được di chuyển từ vùng lõi của rừng quốc gia ra vùng đệm tái định cư. Thời gian đầu, do bà con sống dựa hoàn toàn vào rừng, nên việc chuyển ra vùng đệm, sinh kế bước đầu gặp nhiều khó khăn. 

Ông Đinh Minh Châu, ở thôn Đồng Tâm, xã Cúc Phương nhớ lại, sau khi chuyển về nơi ở mới, ông băn khoăn vì không biết làm gì để nuôi sống gia đình, nên phải đi làm thuê. Tuy nhiên, hơn 10 năm bôn ba vẫn không dư dả được gì, ông nhận thấy, quê hương mình có nhiều tiềm năng phát triển mà bấy lâu nay ông bỏ lỡ. 

Trở về địa phương, ông Châu áp dụng mô hình nuôi ong lấy mật. Với lợi thế sống gần rừng quốc gia Cúc Phương, nên đàn ong không bao giờ lo thiếu phấn hoa tự nhiên. Cũng nhờ vậy, ông Châu có sản phẩm mật ong sạch, được du khách yêu thích. Với 30 đàn ong, mỗi năm ông thu được gần 100 triệu đồng, giúp gia đình có thu nhận ổn định.

Mô hình nuôi dê sinh sản của gia đình ông Đinh Văn Lặng, xã Cúc Phương (Nho Quan, Ninh Bình).

Ông Đinh Văn Lặng, hiện nay cũng là một trong số những hộ làm kinh tế giỏi ở thôn Đồng Bót, xã Cúc Phương, với mô hình đầu tư nuôi dê sinh sản. Ông bắt đầu nuôi dê từ năm 2012, ban đầu cũng gặp khó khăn về đầu ra. Đàn dê đến kỳ xuất chuồng, ông phải lặn lội mang ra các nhà hàng để rao bán. Tuy nhiên, đến nay, các chủ nhà hàng đến tận nhà ông để thu mua dê. Từ vài con dê nuôi ban đầu, hiện gia đình ông Lặng có đàn hàng chục con dê. Hàng năm ông thu lãi hơn 100 triệu đồng từ mô hình này.

“Nhiều năm trước đây, chúng tôi sống hoàn toàn dựa vào rừng. Nhưng giờ đây, bà con đều nhận thức rõ, là rừng quốc gia không được xâm phạm, phải bảo vệ và giữ rừng bằng mọi giá. Do đó, không ai nghĩ đến việc vào rừng khai thác lâm sản, hay săn bắt thú rừng nữa, mà chuyển hướng dựa vào rừng để phát triển chăn nuôi, trồng rừng theo đướng đi bền vững”, ông Lặng nói.

Không chỉ chăn nuôi, bà con còn tận dụng lợi thế để trồng rừng kinh tế. Bà Đinh Thị Chung, ở thôn Nga 2, xã Cúc Phương có gần 3ha rừng trồng keo. Sau 5 năm chăm sóc, vừa qua bà đã cho khai thác, thu được 250 triệu đồng.

“Nhờ trồng rừng kinh tế, chúng tôi có điều kiện khấm khá hơn. Có nhiều gia đình ở đây có cả hơn chục ha rừng, mỗi lần thu hoạch họ thu về hàng tỷ đồng, đó là số tiền lớn mà trước đây những người nông dân có mơ cả đời cũng khó thấy”, bà Chung nói.

Ông Bùi Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy xã Cúc Phương cho biết, trên địa bàn chủ yếu là rừng tự nhiên của Vườn Quốc gia Cúc Phương, có gần 100 ha rừng sản xuất, cộng thêm hơn hơn 40ha rừng phòng hộ. Nhờ phong trào phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng rừng mà những năm qua, việc chặt phá rừng tự nhiên không còn xảy ra.

“Xác định giữ được rừng thì mới có nguồn sinh thủy cho sản xuất và sinh hoạt của dân bản nên chính quyền, đoàn thể, các tổ bảo vệ rừng đã quyết liệt vào cuộc, tuyên truyền, vận động người dân ký và thực hiện cam kết không tàn phá rừng. Đi kèm với đó là định hướng, hỗ trợ bà con phát triển chăn nuôi sản xuất”, ông Việt cho biết thêm.

Theo ông Việt, hiện nay, hoạt động chăn nuôi tại xã Cúc Phương đang phát triển, là lối thoát nghèo cho nhiều hộ người Mường ở nơi đây. Trên địa bàn xã có hơn 75% hội viên nông dân tham gia phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Những mô hình làm ăn trong lĩnh vực chăn nuôi làm điểm tựa cho các gia đình còn khó khăn vươn lên thoát nghèo.

“Chăn nuôi có tiềm năng lớn, một số mô hình phát huy hiệu quả. Vì vậy, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ liên kết với các cơ quan chuyên môn để định hướng người dân sản xuất; đồng thời chính quyền kết nối với các doanh nghiệp, cơ sở du lịch trên địa bàn nhằm bảo đảm ổn định đầu ra của sản phẩm", ông Bùi Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy xã cho hay.

 

 

Tú Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline