Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 19:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Độc lạ cây thiên tuế cổ thụ 9 ngọn tại đình Phú Nhuận

Thứ năm, 11/04/2024 15:04

TMO - Phú Nhuận là xã vùng ven của TP. Bến Tre (tỉnh Bến Tre), nơi tọa lạc ngôi cổ đình hơn trăm năm tuổi. Đáng chú ý, bên cạnh ngôi đình là cây thiên tuế cổ thụ hàng trăm năm tuổi, sừng sững 9 ngọn, chứng kiến biết bao thăng trầm của vùng đất cù lao cuối dòng Mekong suốt hàng trăm năm nay.  

Cây thiên tuế độc lạ với 9 ngọn

Không ai biết cây thiên tuế ở đình thần Phú Nhuận có từ khi nào. Theo ông Sáu Kỵ (Trần Văn Kỵ - 85 tuổi) thủ từ tại đình Phú Nhuận kể lại, ông cố của ông lúc còn nhỏ buổi chiều thường sang đình chơi thì đã thấy có cây thiên tuế hiện diện rồi. Nếu cộng tuổi cả 3 thế hệ thì ít nhất cây thiên tuế đã sống gần 200 năm.

Cây thiên tuế cổ thụ với 9 ngọn độc lạ trong khuôn viên đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre. 

Trải qua năm tháng, thân cây to lớn khoảng hai người ôm, chiều cao gần 10m, tán rộng bao trùm cả khuôn viên hàng chục mét vuông. Đặc biệt, từ một gốc cây to lớn mọc thẳng lên khoảng 3 mét thì chia thành 9 ngọn, tua tủa từng mảng lá kim chọc thẳng lên trời. Chín ngọn cây thiên tuế kỳ lạ làm cho ông Sáu Kỵ mất ngủ nhiều đêm liền, trăn trở về sự trùng hợp linh diệu giữa ngọn cây và vùng đất Cửu Long (9 rồng). Cuối cùng cảm xúc dâng trào ông sáng tác bài thơ “Thiên tuế cổ đình Phú Nhuận”

Cửu Long chín nhánh sông dài

Phù sa bồi đắp mỗi ngày thịnh hưng

Quê tôi Phú Nhuận dừa xanh

Có cây Thiên tuế đồng hành Cửu Long

Bốn mùa xuân hạ thu đông

Trơ gan sừng sững đứng trông cổ đình

Tuổi hằng thế kỷ vẫn xinh

Uy nghi chín ngọn tựa hình con long

Xuân về cây rộ đơm bông

Mùi hương phảng phất bướm ong lượn vờn

Vươn mình cùng với nước non

Giữ thần, giữ đất ấm lòng muôn dân

(Tháng 7 Vu lan, Quý Mão 2023)

Tư liệu ảnh về cổng đình Phú Nhuận do ông Sáu Kỵ lưu giữ. 

Ngôi đình Phú Nhuận và cây thiên tuế tại đình gắn liền với người dân nơi đây trong những năm chiến tranh, loạn lạc. Theo như người dân địa phương kể lại, mỗi lần bom pháo oanh tạc, cả làng kéo nhau vào nương náu ở ngôi đình, và họ luôn được bình an! Dường như cây thiên tuế và ngôi cổ đình không hề trúng bom pháo, cho dù xung quanh có bị oanh tạc dữ dội tới đâu. 

Người dân cũng kể rằng, có kẻ ăn cắp chiếc quần lãnh Mỹ A (thương hiệu vải lãnh nổi tiếng của vùng Tân Châu, An Giang) bị buộc đứng trước đình thề. Vừa thề thốt xong, kẻ cắp gặp ngay tai nạn. Rồi nhiều câu chuyện linh thiêng trong làng dưới xóm liên quan đến ngôi đình cũng được truyền miệng, phần lớn để răn dạy kẻ xấu và cảnh cáo trẻ con không nghe lời…Ngôi đình càng ngày càng thần bí, linh thiêng lúc nào không hay. Cho rằng đây là vùng đất phước địa nên bà con và chính quyền nơi đây, trân trọng giữ gìn từ cây thiên tuế cho đến ngôi cổ đình, biến quang cảnh vùng đất Phú Nhuận trở nên thanh bình và yên ả hiền từ như chính người dân xứ dừa Bến Tre.

Lập hồ sơ để công nhận Cây Di sản

Cây thiên tuế cổ thụ trong đình hằng năm vẫn trổ hoa ngát hương. 

Để tìm hiểu rõ hơn về ngôi đình cổ Phú Nhuận và cây thiên tuế 9 ngọn độc đáo này, chúng tôi đã đến UBND xã Phú Nhuận. Anh Trần Lê Hoài Phương, Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội cho biết, ngôi đình và cây thiên tuế đã có hơn trăm năm nay, còn thời gian cụ thể được xây dựng thì cũng không rõ lắm, các bậc cao niên địa phương nhớ mang máng là vào khoảng 1905 thì đã có đình và cây rồi. Qua năm tháng, ngôi đình được trùng tu lại để thờ cúng cho đến ngày hôm nay. Riêng về cây thiên tuế rất đặc trưng với hình dáng “thần mộc ẩn long”, một thân mọc thẳng đứng lên một đoạn cao rồi chia thành 3 thân, mỗi thân trổ ra 3 ngọn thành 9 ngọn trên thân cây, hàng năm các ngọn này “phân công” ra để trổ hoa vào mỗi dịp Xuân về. 

Theo anh Phương, trước đây vào năm 2014, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) khi xuống Bến Tre trao chứng nhận Cây Di sản cho cây bạch mai ở đình Phú Tự có ghé qua tham quan và chụp ảnh cây thiên tuế. Từ đó đến nay vẫn chưa có thông tin nào cụ thể nên sắp tới chúng tôi sẽ chủ động làm hồ sơ đề xuất được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Sau khi cùng chúng tôi chia sẻ về cây cổ thụ cũng như việc công nhận Cây Di sản của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, anh Phương cho biết sẽ nhanh chóng đề xuất lên các cấp thẩm quyền và tiến hành các trình tự thủ tục hồ sơ theo quy định. Anh Phương cho biết thêm: “Nếu xã Phú Nhuận nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung có thêm một Cây Di sản Việt Nam thì cũng là niềm tự hào cho quê hương. Đây cũng là điều kiện để thu hút các nguồn lực khác về du lịch, phát triển kinh tế địa phương trong điều kiện hiện tại còn nhiều mặt hạn chế”.  

Chính từ những điểm độc đáo của cây thiên tuế cổ thụ nên người dân trong vùng và các tỉnh đã tìm đến chiêm ngưỡng và trân trọng cây như “báu vật”.

Trở lại cây thiên tuế tại đình Phú Nhuận, theo ông Kỵ và các bậc cao niên, khi đến mùa ra hoa các ngọn thay phiên nhau trổ hoa như được “phân công” rõ ràng trong 9 ngọn, ngọn này sắp tàn hoa thì ngọn kế tiếp chuẩn bị ra hoa, tuy nhiên hiện tại hoa không còn trổ nhiều như trước nhưng vẫn tỏa hương thơm ngát thể hiện sự trường tồn mang ý nghĩa rất “thiên tuế” (ngàn năm). Thiên tuế mà trổ hoa mang đến những điều tốt lành, mưa thuận, gió hòa theo quy luật riêng của thiên nhiên ban tặng.

Chính từ những điểm độc đáo của cây thiên tuế cổ thụ nên người dân trong vùng và các tỉnh đã tìm đến chiêm ngưỡng và trân trọng cây như “báu vật”. Bởi trên thực tế hiện nay, các “lão mộc” như thiên tuế ở đình Phú Nhuận thật sự rất hiếm và khó gặp, nhất là một thân 9 ngọn là hết sức đặc biệt, kiệt tác của thiên nhiên độc đáo xưa nay.  

Trước đó, ngày 14/10/2016, đình thần Phú Nhuận được vinh dự đón nhận bằng Di tích cấp tỉnh, đánh dấu một sự tồn tại đầy tự hào của người dân Phú Nhuận sau bao năm gìn giữ và chăm sóc đình thần và cụ cây thiên tuế. Hy vọng chính quyền địa phương nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ để thời gian tới đề xuất lên cơ quan chức năng xét duyệt cấp bằng Cây Di sản Việt Nam cho cây thiên tuế độc nhất vô nhị này. 

 

 

PHAN LÂM

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline