Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Định vị giá trị cốt lõi vùng nông nghiệp công nghệ cao Đơn Dương

Thứ tư, 02/02/2022 07:02

TMO - Huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã và đang định hình cho nền nông nghiệp địa phương với 3 vùng sản xuất nông nghiệp và 1 vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao bởi 3 yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh.

Trong không khí ngập tràn xuân, về xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương mới thấy hết khí thế sản xuất của bà con nông dân nơi đây, niềm tự hào mang tên vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, diện tích đất gieo trồng cây rau thương phẩm ở xã Lạc Xuân có gần 3.000 ha, trong đó, diện tích rau, hoa ứng dụng công nghệ cao 1.880 ha với giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt từ 200 triệu đến 250 triệu đồng/ha/năm, có một số mô hình đạt 500 triệu đồng/ha/năm.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân

Toàn bộ 100% diện tích sản xuất của xã đã thực hiện cơ giới hóa trong các khâu làm đất, lên luống; trên 65% rau, hoa được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới; 100% diện tích sản xuất ứng dụng các hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới phun sương và tưới thấm có thiết bị điều khiển tự động; 80% diện tích ứng dụng hệ thống cung cấp dinh dưỡng tự động hoặc bán tự động; 100% diện tích sử dụng hệ thống phòng trừ sâu bệnh tự động và bán tự động... 

Lạc Xuân là xã thứ 2 được công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Đơn Dương, trước đó là xã Lạc Lâm với 120 ha. Việc hoàn thành mục tiêu quy hoạch nông nghiệp của tỉnh, sớm đưa 2 xã này hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 300 ha là nỗ lực của vựa rau lớn nhất tỉnh này. Ở đó, không chỉ bức tranh kinh tế nông nghiệp đậm sắc mà đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân cũng phát triển vượt bậc từ những lợi ích mà nông nghiệp công nghệ cao đem lại. 

Huyện đang có một quỹ đạo để thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp và tăng thêm những giá trị cho chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong những năm tới. Nông nghiệp bây giờ sẽ tạo ra những giá trị gia tăng, chứ không phải là dừng lại ở gia tăng sản lượng. Trong đó, đưa vào ứng dụng công nghệ, công nghiệp 4.0 và chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử. 

2 xã Tu Tra và Đạ Ròn, Đơn Dương được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận là vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao đầu tiên trong tỉnh vào năm 2020 với tổng diện tích 10.639 ha. Hiện đạt 5 tiêu chí ứng dụng công nghệ cao về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị, đầu mối là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng và giá trị kinh tế cao; 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân đáp ứng các tiêu chí chăn nuôi công nghệ cao; sử dụng các chế phẩm sinh học để bảo vệ môi trường; vùng cũng đạt quy mô tối thiểu từ 10.000 con bò sữa trở lên.

Huyện Đơn Dương đã hình thành vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng

Lãnh đạo huyện Đơn Dương cho biết: Trong quá trình phát triển, xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, huyện luôn muốn xây dựng từ giá trị cốt lõi, phát triển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với xu thế và giữ được bản sắc của mình. Trong đó, ưu tiên chính là tập trung quy hoạch các vùng sản xuất, lựa chọn sản phẩm có lợi thế, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết chuỗi giá trị, thu hút doanh nghiệp, tích tụ ruộng đất... nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường sinh thái.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, nhất là chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng. Trên nền tảng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại đã áp dụng thành công hệ thống quản lý đồng bộ, điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, nước tưới, dinh dưỡng thông qua hệ thống IoT cảm biến kết nối với hệ thống computer, điện thoại thông minh.

Công nghệ thông minh ứng dụng trong nông nghiệp đã hiện đại hóa khâu sản xuất và được đánh giá rất cao, đặc biệt trong năm 2019-2020, các mô hình IoT ứng dụng quản lý canh tác tiết kiệm được 10-30% lượng nước tưới nhờ cảm biến độ ẩm đất, cây trồng; giảm 30% lượng phân bón; giảm nhân công lao động đến 50% và giúp tăng năng suất từ 10-20%. 

 

 

Thúy Lê

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline