Hotline: 0941068156

Thứ tư, 18/09/2024 03:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ tư, 18/09/2024

[Diễn biến mới nhất mưa lũ miền Bắc] Mưa lũ, sạt lở làm 324 người chết, mất tích

Thứ tư, 11/09/2024 11:09

TMO - Mưa lũ khu vực miền Bắc đang diễn biến rất phức tạp do ảnh hưởng của bão số 3. Nhiệm vụ chính của các địa phương lúc này là tập trung nguồn lực phòng chống, ứng phó hiệu quả với mưa lũ, sạt lở đất nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Thông tin cập nhật trong ngày 11/9

Theo báo cáo của các địa phương, thống kê đến 17h30 ngày 11/9/2024, đã có 324 người chết, mất tích (179 người chết, 145 người mất tích). Trong đó, Lào Cai nhiều nhất với 183 người (72 người chết, 111 người mất tích), Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích). Yên Bái: 44 người (40 người chết, 04 người mất tích.

Hỗ trợ người dân vùng ngập di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Lào Cai: Nhiều điểm tiếp tục bị sạt lở, người dân bị cô lập

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, tính đến 17 giờ ngày 11/9, thiệt hại về người tại địa phương tiếp tục gia tăng với 253 người, trong đó có 72 người chết, 111 người mất tích, 70 người bị thương. Bên cạnh đó, hiện Lào Cai tiếp tục có nhiều điểm bị cô lập do ngập nước, sạt lở gây nhiều khó khăn trong công tác tiếp cận.

Trên địa bàn tỉnh có 12 điểm đang bị cô lập do đường giao thông bị ngập nước, sạt lở đường. Đã có 8.624 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi... Hiện Lào Cai vẫn tiếp tục có mưa lớn, lũ, khiến nhiều tuyến đường đang bị ách tắc, sạt lở. Công tác tiếp cận hiện trường để tìm kiếm người mất tích và công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân sơ tán gặp rất nhiều khó khăn.

14h30: Nếu nước sông Hồng lên bão động 3 nội thành Hà Nội vẫn an toàn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, mưa ở miền Bắc có xu thế giảm sau ngày 12/9. Lúc 10h sáng nay 11/9, mực nước sông Hồng lên 11,02 m, trong những giờ tới, lũ trên thượng nguồn đổ xuống, nước sông Hồng còn tăng. Tuy nhiên, lũ trên sông Hồng chỉ gây ngập khu vực ngoài đê của các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình..., không thể ngập vào nội đô. Dự báo trong 6 giờ tới, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên 11,3 m, dưới báo động 3 khoảng 20 cm, sau đó có thể chững lại phụ thuộc vào mưa và xả của hồ thủy điện. Dù nước lũ có lên báo động 3 (mức cao nhất) thì vẫn không thể gây ngập khu vực nội thành Hà Nội, do có hệ thống đê sông Hồng.

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân khỏi vùng nguy hiểm

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, đến thời điểm này, huyện Quang Bình là địa phương gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất trên địa bàn tỉnh Hà Giang, với tổng thiệt hại ước khoảng 38 tỷ đồng. Mưa to đến rất to khiến nhiều nơi có nguy cơ sạt lở đất ở mức độ rất cao, quy mô rất lớn. Trước tình hình trên, huyện Quang Bình đã kịp thời di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Ngoài ra, vào sáng nay 11/9, UBND TP. Hà Giang có văn bản chỉ đạo các xã, phường khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng, ứng phó thiên tai khi thượng nguồn xả lũ thuỷ điện. Lãnh đạo TP. Hà Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, phường tập trung thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp ứng phó thiên tai để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.

13h00: Thái Bình lập 18 sở chỉ huy tiền phương ứng phó mưa lũ

Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình đã thành lập 18 sở chỉ huy tiền phương tại 8 huyện, thành phố, gồm: Hưng Hà 3, Kiến Xương 2, Đông Hưng 1, Thành phố Thái Bình 1, Quỳnh Phụ  4, Thái Thụy 3, Tiền Hải 2, Vũ Thư 2. Các sở chỉ huy tiền phương tại các huyện, thành phố có nhiệm vụ kiểm tra, chỉ đạo công tác tuần tra canh gác đê điều nghiêm ngặt liên tục ngày đêm, kịp thời phát hiện các sự cố đê điều sớm ngay từ giờ đầu; đồng thời huy động nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” sớm nhất không để diễn biến phức tạp khó xử lý dẫn đến vỡ đê.

Đến 9h sáng 11.9, mực nước trên các sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý ở tỉnh Thái Bình đều cao hơn mức báo động 3 và còn tiếp tục lên. Theo dự báo, mực nước trên các sông vẫn còn tiếp tục lên Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt vùng trũng thấp bãi bồi ven sông Trà Lý, sông Hồng, sông Luộc tại các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Kiến Xương, TP.Thái Bình và sạt lở đất, đê kè xung yếu. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 2-3.

Lượng nước về hồ Thác Bà giảm mạnh

Trưa 11/9, thông tin về tình hình mưa lũ trong thời gian tới, Lãnh đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết, theo cập nhật lượng mưa từ đêm 10/9 đến sáng 11/9, tại miền Bắc đã có xu thế giảm so với 2 ngày trước. Trưa 11/9, lưu lượng nước về hồ Thác Bà (Yên Bái) đã giảm mạnh so với 2 ngày trước. Đến 10h ngày 11/9, lưu lượng nước về hồ là 2.955m3/s (lúc 22h30 ngày 10/9 lưu lượng nước đến hồ là 3.750 m3/s). Mực nước tại hồ Thác Bà sáng 11/9 là 59,83m. Mặc dù lưu lượng nước ở hồ Thác Bà lớn, nhưng áp lực đã giảm so với trước đó nên trong vùng an toàn.

12h30: Báo động lũ khẩn cấp trên các sông ở Hải Dương

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hải Dương báo tin lũ khẩn cấp trên các sông Thái Bình, Kinh Môn và tin lũ trên các sông Gùa, Rạng, Luộc tại La Tiến. Nước lũ trên sông Thái Bình đang dâng nhanh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương phát lệnh báo động số 3 trên hệ thống sông Thái Bình, từ 7 giờ ngày 11/9. Cùng với đó mực nước tại Cát Khê là 5,20m (trên báo động 3: 0,20m); sông Kinh Thầy tại Bến Bình là 4,41m (dưới báo động 3: 0,09m); sông Gùa tại Bá Nha là 2,64m (dưới báo động 3: 0,06m); sông Kinh Môn tại An Phụ là 3,09m (trên báo động 3: 0,19m); sông Rạng tại Quảng Đạt là 2,82m (dưới báo động 3: 0,08m), sông Luộc tại La Tiến là 4,72m (trên báo động 2: 0,02m).

Khí tượng Thủy văn Dương dự báo trong 12 giờ tới, mực nước các sông tiếp tục lên nhanh. Dự báo, mực nước lũ trong sông cao có thể gây ngập úng tại các vùng trũng thấp ven sông, khu vực trũng thấp thuộc hai thành phố Hải Dương và Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành, Ninh Giang, Thanh Miện.

12h10: Lũ trên các sông ở Hải Phòng vượt báo động 2

Đài khí tượng thủy văn TP.Hải Phòng đã phát đi thông báo lũ trên sông địa bàn thành phố. Theo đó, mực nước lũ trên các sông đang cao, nguy cơ gây ngập lụt tại các vùng vũng thấp ven sông, gây sạt lở đất khu vực ven các sông Luộc, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Bạch Đằng và sông Văn Úc. Mức độ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ đạt cấp 2.

12h00: Nước sông Bùi tràn đê, nhiều xã của Chương Mỹ ngập trắng

Nước sông Bùi dâng cao và tràn qua đê khiến cho nhiều xã tại huyện Chương Mỹ lại tiếp tục rơi vào cảnh ngập lụt nghiêm trọng. Hàng nghìn người dân buộc phải di tản đến nơi an toàn. Đường bê tông vào thôn Lý Nhân (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) hiện bị ngập sâu hơn 1m, người dân phải lập 'bến đò' đầu làng để dùng thuyền đi lại.

Tính đến 9 giờ ngày 11/9/2024, đã có trên 200 người chết và mất tích do hoàn lưu bão gây ngập lụt, sạt lở tại các tỉnh phía Bắc. Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên... là những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Hiện cảnh báo lũ ở cấp báo động đã được ban bố tại nhiều con sông lớn, các địa phương đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai.  

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội ban hành lệnh báo động 2 trên sông Hồng vào hồi 10 giờ 35 ngày 11/9 tại địa phận thị xã Sơn Tây và Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh báo động 2.

Lực lượng chức năng ứng trực hỗ trợ người dân.

11h30: Bắc Ninh cấm nhiều phương tiện lưu thông qua cầu Hồ

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng cấm xe khách từ 9 chỗ ngồi trở lên, xe tải có tải trọng trên 15 tấn lưu thông qua cầu Hồ từ 12 giờ ngày 11/9. 

Theo đó, các phương tiện đi theo hướng từ thành phố Bắc Ninh đi Hải Dương, Hưng Yên và ngược lại trên tuyến Quốc lộ 38 sẽ lưu thông như sau: từ thành phố Bắc Ninh đi Quốc lộ 38 đến nút giao Quốc lộ 38 với đường tỉnh 287 - rẽ phải đến nút giao đường tỉnh 287 với đường tỉnh 276 (đường dẫn cầu Kinh Dương Vương) - rẽ trái đi qua cầu Kinh Dương Vương đến nút giao với Quốc lộ 17 - rẽ trái đến nút giao với Quốc lộ 38 - rẽ phải đi Hải Dương, Hưng Yên. Lúc 7 giờ ngày 11/9, mực nước sông Đuống đang ở mức 7,89m, dưới mức báo động 3 là 51cm, tiếp tục có chiều hướng dâng cao, rất nguy hiểm đến an toàn cầu Hồ trên Quốc lộ 38 và các phương tiện tham gia giao thông trên cầu.

11h00: 22 người tử vong trong vụ sạt lở đất ở thôn Nủ, Lào Cai

Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở. Ảnh: BLC. 

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, toàn thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, có 167 hộ với 760 người. Riêng khu vực sạt lở có 37 hộ với 154 người và 4 người từ nơi khác đến. Đến nay, cơ quan chức năng xác định 22 người tử vong, 17 người bị thương (5 người đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai điều trị, một người được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức), 73 người chưa tìm thấy và 46 người an toàn. Hiện, Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường, và một số cơ quan chức năng trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Lực lượng tìm kiếm tại hiện trường bao gồm 200 người của Sư đoàn 316, Quân khu 2; 80 chiến sĩ cơ động của Bộ Tư lệnh cơ động tại Lào Cai. Sở Chỉ huy tiền phương cũng được lập tại khu vực xảy ra lũ quét để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, cứu nạn.

10h30: Lũ sông Hồng tại Hà Nội dự kiến đạt đỉnh vào chiều nay

Dự báo đến đầu giờ chiều nay (11/9), lũ trên sông Hồng đoạn qua địa bàn TP. Hà Nội có khả năng đạt đỉnh. 

Dự báo đến đầu giờ chiều nay (11/9), lũ trên sông Hồng đoạn qua địa bàn TP. Hà Nội có khả năng đạt đỉnh, ở dưới mức báo động 3 khoảng 20cm. Với mức báo động này, sẽ gây ngập ở vùng bãi giữa và khu vực ven sông ngoài đê thuộc các quận, huyện Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên và Gia Lâm.

Sông Đáy dự báo cũng lên trên báo động 2 trong hôm nay và có thể gây ngập vùng ven sông thuộc các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa. Còn sông Bùi, sông Tích lũ sẽ tiếp tục lên trên báo động 3, mức báo động khẩn cấp và gây ngập sâu từ 0,5 - 1,5m ở vùng trũng ven sông các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ.  Theo dòng chảy sông Hồng, lũ trên sông Đáy qua Hà Nam và trên sông Hoàng Long qua Ninh Bình cũng lên trên mức báo động 3.

10h00: Vĩnh Phúc, Hưng Yên phát lệnh báo động lũ cao trên sông Phó Đáy và sông Luộc

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc vừa ra lệnh báo động số 3 trên sông Phó Đáy tại địa phận các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường.

Hồi 1 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Phó Đáy tại trạm đo thủy văn Kim Xá đã lên tới +16 m, bằng báo động 3, có khả năng tiếp tục lên do lượng nước ở thượng lưu vẫn đang dồn về. Lúc 7 giờ ngày 11/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã ban hành công điện hỏa tốc gửi các sở, ngành và các địa phương về việc phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc.

Theo đó, mực nước trên sông Luộc lúc 6 giờ ngày 11/9, tại trạm thủy văn La Tiến là 4,72m (trên báo động 2 là 2cm) và tiếp tục lên. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ, thành phố Hưng Yên và các sở, ngành thực hiện việc canh gác đê theo cấp báo động; tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu.

Đường tỉnh 305C đoạn qua cầu Phú Hậu (Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) ngập sâu. 

9h30: Lưu lượng nước đổ về hồ Thác Bà đã giảm đáng kể

Sáng 11/9/2024, theo ghi nhận của Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà, lưu lượng nước đổ về hồ Thác Bà đã giảm xuống mức 3.180 m3/s (giảm hơn 1.000 m3/s so với chiều hôm qua). Mức nước hồ hiện tại là 59,84m, tổng lưu lượng xả qua công trình là 3.201 m3/s, dự kiến sẽ không tăng nữa. Công trình, nhà máy và hồ chứa vẫn an toàn.

9h00: Hà Nội khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng ngập úng

Khu vực Chương Dương Độ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lực lượng chức năng đã chặn lối vào, nơi ngập sâu nhất khoảng hơn 1m, người dân tiến hành đắp bao đất, cát chặn nước lũ. Một số hộ dân chưa kịp di dời do có người già tuổi cao không còn khả năng di chuyển. Ghi nhận tại phố Bảo Linh, Phúc Tân, nước vẫn dâng cao. Lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực để đưa người dân cùng tài sản ra ngoài bằng thuyền.

Nhiều nơi ở Hà Nội ngập úng.

 

 

NHÓM PV

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline