Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 22/12/2024 10:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Chủ nhật, 22/12/2024

Dịch sởi diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương

Thứ tư, 11/12/2024 06:12

TMO - Hiện nay dịch sởi đang bùng phát mạnh, gia tăng nhanh chóng ở nhiều địa phương trên cả nước. Đáng chú ý, các ca mắc sởi không chỉ lây lan trên trẻ em mà còn “tấn công” cả người lớn tuổi. Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn, trong thời gian tới, dịch sởi sẽ tiếp tục lây lan mạnh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết,  tại Hà Nội số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng trong 2 tháng gần đây. Kết quả phân tích dịch tễ học cho thấy, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh do chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh (91%) trong đó nhóm bệnh nhân dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,5% (nhóm trẻ từ 1-5 tuổi chiếm 33%; nhóm từ 6-10 tuổi chiếm 15,7% và nhóm trên 10 tuổi chiếm 7,8%).

Có gần 40% các trường hợp mắc bệnh do liên quan đến khả năng lây nhiễm Sởi trong các bệnh viện khi khám, điều trị các bệnh khác. CDC Hà Nội nhận định sẽ tiếp tục ghi nhận những ca bệnh trong tháng cuối năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025.

Còn tại khu vực phía Nam, từ đầu tháng 12/2024 đến nay, số ca mắc sởi tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam vẫn tăng mạnh và chưa có điểm dừng. Lãnh đạo khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, số ca sởi nhập viện đã tăng lên rõ rệt trong những tuần gần đây, từ 80 ca lên hơn 100 ca mỗi tuần; trong đó chủ yếu là bệnh nhân ở các tỉnh chuyển lên. Đa số trẻ nhập viện đều có biến chứng của sởi, chủ yếu là viêm phổi và viêm ruột.

Đáng chú ý, không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng có thể mắc bệnh sởi nếu chưa được tiêm chủng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu không tiêm vaccine sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như sảy thai hoặc thai chết lưu.

Thực tế, bệnh viện Nhi đồng 1 đã ghi nhận trường hợp một bà mẹ vừa sinh con nhưng chưa tiêm vaccine và đã vô tình lây bệnh cho con tại bệnh viện. Còn theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh, bên cạnh những ghi nhận số bệnh nhân mắc sởi là trẻ em tăng cao, bệnh viện cũng ghi nhận bệnh nhân mắc sởi là người lớn cũng gia tăng trong thời gian gần đây. Theo thống kê của bệnh viện, từ tháng 8/2024 đến nay, bệnh viện điều trị cho hơn 900 trường hợp mắc sởi, trong đó có 65 - 70% bệnh nhân mắc sởi là người lớn.

Trẻ tiêm vaccine phòng sởi tại TP. HCM. (Ảnh minh hoạ: TH). 

Trung bình mỗi ngày khoa Nội A của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận 6 - 7 trường hợp là người lớn mắc sởi. Hiện tại khoa đang có 23 ca mắc sởi là người lớn, trong đó có 4 trường hợp nặng phải thở oxy, có những trường hợp thở oxy 5 ngày. Trước đây bệnh viện tiếp nhận điều trị sởi cho cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên hai tuần gần đây số ca mắc sởi ở người lớn tăng liên tục.

Theo thống kê của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam ghi nhận 19.000 ca bệnh sởi. Đối tượng mắc sởi nhiều nhất là nhóm trẻ từ 1 đến 10 tuổi, chiếm khoảng 60% tổng số ca bệnh. Hiện dịch sởi đang tăng nhanh ở nhiều địa phương với 46 ổ dịch đang hoạt động. Trong đó, Đồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh là 3 địa phương có số ca mắc sởi cao nhất.

Tại tỉnh Đắk Lắk, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 764 ca mắc sởi. Trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột là địa phương có nhiều ca bệnh, với 366 trường hợp. Đáng chú ý, người mắc bệnh sởi đang có sự gia tăng đáng kể ở người trưởng thành (từ 20-40 tuổi) chiếm tỉ lệ cao.

Tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, từ đầu năm 2024 đến nay đã tiếp nhận gần 90 ca mắc sởi là người lớn. Nhiều trường hợp xuất hiện biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm kết mạc mắt hoặc rối loạn tiêu hóa.

Còn tại tỉnh Khánh Hoà, bệnh sởi cũng diễn biến rất phức tạp, theo Sở Y tế Khánh Hoà, từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa ghi nhận 18 bệnh truyền nhiễm, trong đó bệnh sởi có số ca mắc tăng cao. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh đã ghi nhận nhiều ca mắc sởi là người lớn tuổi.

Mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà tiếp nhận từ 10 - 12 trường hợp dương tính với bệnh sởi. Số ca mắc sởi vào bệnh viện điều trị rải rác bắt đầu từ tháng 8, đến tháng 10 số ca mắc sởi tăng nhanh, cao điểm có ngày bệnh viện tiếp nhận gần 20 ca, có một số trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị sởi nặng phải thở máy.

Ngoài trẻ nhỏ, bệnh viện cũng đang điều trị cho rất nhiều ca mắc sởi là người lớn tuổi; hiện hơn 60% số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh được điều trị tại đây. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh Khánh Hoà ghi nhận gần 500 ca nghi sởi, trong đó có 159 trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi.

Trong đó, nhóm tuổi từ 9 tháng đến 5 tuổi có tỷ lệ mắc nhiều nhất, chiếm tới 43% trong tổng số ca mắc. Các ca sởi ghi nhận rải rác ở nhiều huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, TP. Nha Trang có số ca mắc cao nhất với gần 70 ca, huyện Khánh Sơn và Trường Sa chưa ghi nhận ca mắc sởi; hầu hết các trường hợp mắc sởi đều chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm vắc xin chưa đầy đủ.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ để phòng chống bệnh sởi. (Ảnh minh hoạ).

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi mắc sởi tăng cao hơn 52,9 lần, số ca dương tính với sởi cao hơn 111 lần. Đáng chú ý, nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi. Theo Bộ  Y tế Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học...có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95%.

Vì vậy để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động tiêm vaccine sởi, đối với trẻ, đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.

Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

 

 

Thu Phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline