Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 12/05/2024 10:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024

Đến năm 2025, phấn đấu 100% chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý

Thứ tư, 21/12/2022 19:12

TMO – Hải Phòng phấn đấu đến năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết 27/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2050, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch 260/KH-UBND về công tác thu gom, xử lý chất thải.

Theo đó, từ nay đến giữa năm 2025 sẽ đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Khu xử lý Đình Vũ giai đoạn I công suất 1.000 tấn/ngày. Đến năm 2027 đưa vào vận hành Khu xử lý chất thải rắn Trấn Dương (điện rác công suất 1.000 tấn/ngày; các dây chuyền sơ chế, tái chế chất thải rắn sinh hoạt, dây chuyền chế biến phân mùn, công suất 300 -500 tấn/ngày). Ngoài ra, giai đoạn tới sẽ đầu tư xây dựng, cải tạo trạm trung chuyển, điểm tập kết chất thải rắn trên địa bàn thành phố, đảm bảo việc tập kết và vận chuyển thuận lợi đến các Khu xử lý chất thải rắn tập trung.

Khử trùng trước khi tiến hành chôn lấp rác thải.

Hải Phòng cũng sẽ triển khai nâng cấp bãi rác tạm trên địa bàn các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Bạch Long Vĩ thành các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường bãi rác tạm trên địa bàn các huyện: Kiến Thụy, An Lão, Thủy Nguyên, Cát Hải, Vĩnh Bảo và Tiên Lãng. Phấn đấu đến năm 2025, sẽ đạt mục tiêu 100% chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý; 97% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý hợp vệ sinh giảm dần tỷ lệ chôn lấp trực tiếp; giảm 50% khối lượng nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại; 90 - 95% các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt tại các đô thị đóng cửa, hoặc được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất. Đến năm 2050, toàn bộ chất thải rắn phát sinh trên địa bàn đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

 

 

Phạm Dung

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline