Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 21:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Đề xuất thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì khó phân hủy

Thứ ba, 07/03/2023 08:03

TMO - Bộ Tư pháp dự kiến đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường với bao bì khó phân hủy tương đương các nước trên thế giới trong Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Bộ Tư pháp đang chuẩn bị Dự thảo báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021 - 2026), trong đó, một trong những định hướng sửa đổi đáng chú ý là mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Cụ thể, ngoài túi nilon đang thuộc diện chịu thuế, sẽ bổ sung hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm vào diện chịu thuế với tên gọi chung là “bao bì khó phân hủy sinh học”. 

Khung thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì khó phân hủy sinh học dự kiến tương đương với mức thu thuế môi trường của các nước. Mục đích là nhằm hạn chế sử dụng túi nilon, hộp nhựa xốp… cũng như chưa khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế.

Ảnh minh họa 

Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng mức thuế môi trường cao hoặc cấm sản xuất, bán, sử dụng túi nilon. Ví dụ: Anh: 5 penny/túi, tương đương 1.400 đồng/túi; Ailen: 22 cent/túi, tương đương 6.600 đồng/túi; Hong Kong (Trung Quốc): 50 cent/túi, tương đương 1.500 đồng/túi; Estonia đang dự kiến thu thuế đối với túi nilon ở mức 2 kroons/túi, tương đương 3.000 đồng/túi... Một số nước khác còn cấm sản xuất, bán, sử dụng túi nilon.

Chẳng hạn, tại Trung Quốc cấm sản xuất, bán, sử dụng túi nilon có độ dày nhỏ hơn 0,025 mm; Ấn Độ cấm sử dụng túi mỏng dưới 50 micron; Đài Loan (Trung Quốc) cấm sử dụng túi nhựa mua sắm mỏng hơn 0,06 mm. Trong khi Mỹ cấm hoàn toàn sử dụng túi nilon ở hầu hết các bang thì Malaixia cấm sử dụng túi ni lông tại một số khu vực, nếu muốn sử dụng thì phải trả mức thuế là 20 cent/túi, tương đương 1.040 đồng/túi.

Theo các chuyên gia, hiện Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sử dụng túi nilon nhiều nhất trên thế giới, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng 1kg túi/tháng, riêng Hà Nội và TP.HCM một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon (phần lớn là túi khó phân hủy).

Việt Nam cũng áp dụng thuế bảo vệ môi trường như một trong những công cụ quan trọng nhất để kéo giảm việc sử dụng túi nilon khó phân hủy với mức 50.000 đồng/kg. So với các nước, có thể thấy khung và mức thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam là rất thấp, đáng lo ngại hơn, vì nhiều lý do, tình trạng thất thu ngân sách từ thuế bảo vệ môi trường với túi nilon rất đáng báo động.

Theo thống kê, nếu nhân mức thuế bảo vệ môi trường với lượng túi nilon nước ta tiêu thụ thì số tiền thu được phải là hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng ngân sách chỉ thu được khoảng 70 tỷ đồng - số tiền quá nhỏ để có thể tác động đến hành vi sản xuất và tiêu dùng túi mặt hàng này. Vì vậy, đưa hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm vào diện chịu thuế cùng với túi nilon và tăng thuế suất bảo vệ môi trường với những mặt hàng này là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng “ô nhiễm trắng”. Mức tăng bao nhiêu thì các cơ quan chức năng cần phải tính toán kỹ lưỡng. 

 

 

Trần Cường

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline