Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Đề xuất quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Thứ sáu, 09/06/2023 04:06

TMO - Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Ảnh minh họa. 

Dự thảo nêu rõ quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Cụ thể, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm nguyên tắc: Một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quy trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn. Căn cứ để công bố phù hợp dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định pháp luật. Trường hợp kết nối lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì dữ liệu truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng các quy định. 

Thông qua Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, mỗi sản phẩm, hàng hóa có dữ liệu truy xuất nguồn gốc bảo đảm các thông tin cơ bản như sau: Tên sản phẩm, hàng hóa;  Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh; Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (tối thiểu bao gồm mã truy vết vật phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn).

Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra); Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);  Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có); Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phải bao gồm các yêu cầu thông tin cơ bản trên. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia bảo đảm tối thiểu các thông tin sau: Tên sản phẩm, hàng hóa; Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; Thương hiệu, nhãn hiệu, ký mã hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có); Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh; Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có). Sản phẩm trong từng sự kiện sau mỗi công đoạn được gán mã truy xuất nguồn gốc để truy xuất nguồn gốc. Mã truy xuất nguồn gốc được mã hóa trong vật mang dữ liệu...

Sản phẩm trong từng sự kiện sau mỗi công đoạn được gán mã truy xuất nguồn gốc để truy xuất nguồn gốc. Mã truy xuất nguồn gốc được mã hóa trong vật mang dữ liệu. Vật mang dữ liệu để truy xuất nguồn gốc bảo đảm tuân thủ quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về định dạng vật mang dữ liệu. Thông tin sau khi giải mã tối thiểu bao gồm các thông tin quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp vật mang dữ liệu sử dụng mã QRcode cần đảm bảo tuân thủ Điều 14.4 của tiêu chuẩn ISO 18004:2015 hoặc đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn GS1 DigitalLink; vật mang dữ liệu RFID/NFC cần đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 6 của TCVN 13275:2020. 

 

 

 

Vũ Nhi 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline