Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 02:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Đề xuất cơ sở chăn nuôi quy mô lớn phải có lực lượng chống dịch

Thứ hai, 28/04/2025 08:04

TMO – Dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật sẽ tập trung điều chỉnh quy trình ứng phó khi xảy ra dịch bệnh như khoanh vùng, tiêu huỷ, tái đàn cũng như hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng và lực lượng tham gia phòng dịch.

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật vừa diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu xây dựng một chính sách nhất quán, đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo, đảm bảo hiệu quả thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Môi trường (cơ quan chủ trì soạn thảo) cần tích hợp đầy đủ các chính sách liên quan vào dự thảo Nghị định, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo, manh mún trong cơ chế hỗ trợ như thời gian qua.

Trước bối cảnh dịch bệnh trong chăn nuôi, nhất là nuôi trồng thủy sản, vẫn diễn biến phức tạp, ông yêu cầu làm rõ mục tiêu, yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết của Nghị định, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chủ động, phân cấp quản lý và phân công nhiệm vụ cụ thể trong phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp cận công tác phòng, chống dịch bệnh tương tự như phòng, chống thiên tai: thường xuyên, chủ động, phân cấp mạnh, xây dựng năng lực và cơ chế phản ứng nhanh. Chính sách hỗ trợ cần kịp thời, đúng đối tượng, tập trung vào các địa bàn trọng điểm.

(Ảnh minh họa)

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi đã được triển khai thường xuyên, gắn với các yếu tố như quy trình chăn nuôi, chất lượng con giống, quy mô chuồng trại, tiêm phòng... Nguồn kinh phí từ Trung ương và địa phương đã có nhưng phân tán ở nhiều văn bản khác nhau. Do đó, Nghị định mới sẽ tập trung điều chỉnh quy trình ứng phó khi xảy ra dịch bệnh như khoanh vùng, tiêu huỷ, tái đàn…, cũng như hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng và lực lượng tham gia phòng dịch. Đáng chú ý, Nghị định đã lồng ghép các chính sách hỗ trợ phòng dịch như hỗ trợ tiêu huỷ sớm, hỗ trợ lực lượng phòng ngừa dịch bệnh và chính sách khôi phục sau dịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát toàn diện dự thảo Nghị định, bảo đảm tên gọi, phạm vi và đối tượng điều chỉnh phù hợp với nội dung cốt lõi là chống dịch và hỗ trợ khắc phục thiệt hại. Chính sách phải được xây dựng một cách rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, tránh trùng lặp và thiếu hiệu quả. Quy trình triển khai chống dịch tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và cơ sở chăn nuôi công nghiệp cần được phân định rõ. Các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn phải có lực lượng chống dịch được đào tạo bài bản, thực hiện “đúng người, đúng việc”. Trong khi đó, tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trách nhiệm sẽ thuộc về các cơ quan chuyên môn ở địa phương như thú y, y tế dự phòng, môi trường – đảm nhiệm vai trò tham mưu, điều phối lực lượng chống dịch. 

Dự thảo ‘Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật’ dự kiến gồm 3 chương, 15 điều, quy định rõ về các mức hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu huỷ do dịch bệnh; cũng như hỗ trợ người tham gia công tác phòng, chống dịch. Nội dung trọng tâm của Nghị định bao gồm hỗ trợ tiêu huỷ động vật, sản phẩm trong vùng dịch, ổ dịch đã có kết luận xét nghiệm; hỗ trợ người chăn nuôi và lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch — bao gồm cả người có và không hưởng lương từ ngân sách. Đối với lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch mà không hưởng lương ngân sách, mức hỗ trợ sẽ tương xứng với mặt bằng tiền công lao động phổ thông và tính đến mức độ độc hại, nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như cúm gia cầm, bệnh dại, nhiệt thán.../.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline