Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Để sản xuất nông nghiệp không gây hại tới môi trường

Chủ nhật, 09/01/2022 13:01

TMO - Thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng hơn 20.000 bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng nhiều các biện pháp khoa học, kỹ thuật, tuyên truyền nhằm đảm bảo yếu tố môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Việc lạm dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã làm suy thoái tài nguyên đất, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường đất. Một số loại phân bón có tồn dư axit, làm chua đất, giảm năng suất cây trồng và tăng độc tố trong đất, dẫn đến tình trạng đất bị xói mòn, ngập úng vào mùa mưa và khô cằn, nứt nẻ vào mùa khô.

Thùng đựng rác thải từ sản xuất được đặt tại nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Sở NG&PTNT Thanh Hóa, trung bình mỗi năm phát sinh từ 15 đến 20 triệu tấn phế phẩm thực vật, như: rơm rạ, thân cây, lá,...sau khi thu hoạch các loại cây trồng. Ngoài ra, hằng năm thu gom ước tính khoảng từ 2 - 2,5 tấn phế thải vô cơ có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao là các loại vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phần lớn được xử lý bằng cách tự đốt hoặc tiêu hủy thủ công tại các địa phương.

Trong chăn nuôi, mỗi năm có khoảng 10 - 15 triệu tấn chất thải; không ít trang trại, gia trại chăn nuôi nằm trong khu dân cư, chất thải chăn nuôi được xả chung với chất thải sinh hoạt ra hệ thống cống thoát nước dân sinh.

Trước thực trạng trên, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng tuyên truyền, khuyến khích người dân không lạm dụng việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ gây ô nhiễm môi trường. Các mô hình bể chứa thu gom vỏ chai, bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng, tránh tình trạng vứt bỏ bừa bãi tại các bờ ruộng, sông suối, ao. Được triển khai xây dựng trên địa bàn khắp các huyện.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được hơn 20.000 bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích người dân tận dụng triệt để phế phụ phẩm đồng ruộng làm phân bón cho cây trồng. Đối với các trang trại, gia trại chăn nuôi, chủ động xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ khí sinh học biogas,... nhằm xử lý chất thải chăn nuôi, giảm mùi hôi, diệt khuẩn có hại và tăng khả năng phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline