Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 11:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Đẩy nhanh tiến độ xử lý rác thải rắn tại nguồn

Chủ nhật, 19/03/2023 09:03

TMO - Để sớm giải quyết vấn đề ùn ứ rác thải tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, giới chuyên gia, đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần phải ưu tiên giải quyết triệt để việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Nhằm đảm bảo việc tách rác thải sinh hoạt thành các loại khác nhau, cần giảm lượng chất thải cần xử lý chôn lấp, tăng lượng chất thải tái chế; tận dụng chất thải thực phẩm sản xuất phân bón vi sinh; giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm; từ đó nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiến đến xây dựng xã hội vì môi trường xanh - sạch - đẹp hơn. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất trong xử lý rác thải rắn sinh hoạt ở các địa phương suốt nhiều năm nay là chủ yếu chôn lấp, dẫn đến việc nhiều bãi rác đã quá tải, không hợp vệ sinh.

Các địa phương cần phải thay đổi cách quản lý, vận hành các bãi rác và xử lý rác thải đô thị. Đặc biệt, cần sớm triển khai việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đây là giải pháp quan trọng để giảm tải cho các bãi chôn lấp rác cũng như hướng tới kinh tế tuần hoàn. Vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trực tiếp là việc quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt là vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường thiết yếu. Nó đang diễn ra hàng ngày, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của từng hộ gia đình, cá nhân và toàn thể cộng đồng, xã hội.

Theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất từ ngày 31/12/2024, hộ gia đình không thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo quy định sẽ bị xử phạt và chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Đây được xem là bước tiến quan trọng để Việt Nam hướng tới “cuộc cách mạng xanh” về rác thải cũng như hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững hơn.

Từ ngày 1/1/2025, hộ gia đình không thực hiện phân loại rác thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt.

Tại Việt Nam, việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn cũng đã có quy định. Cụ thể, theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ ngày 25/8/2022, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt, không sử dụng bao bì chứa rác thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, để có lộ trình thực hiện, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã “giãn” thời gian và yêu cầu chậm nhất đến hết ngày 31/12/2024, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt và thực hiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định mới.

Theo đó, từ 25/8/2022 đến ngày 31/12/2024 là khoảng thời gian để các địa phương triển khai thí điểm cũng như để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải và làm quen với việc phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày. Từ ngày 1/1/2025, hộ gia đình không thực hiện phân loại rác thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt và chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Như vậy, vì tương lai xanh, muốn hay không thì sau ngày 31/12/2024, việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải thực hiện trên cả nước.

 

 

Minh Khôi

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline