Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 09:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Đẩy mạnh xuất khẩu cá tra tại thị trường CPTPP

Thứ hai, 29/08/2022 13:08

TMO - Trong 7 tháng của năm 2022, xuất khẩu cá tra tại khối thị trường của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt giá trị 211,4 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra sang các nước thuộc khối Hiệp định CPTPP vẫn giữ được mức tăng trưởng 3 con số 123% đạt trên 31 triệu USD. Tính chung, 7 tháng năm 2022, khối thị trường CPTPP tiêu thụ hơn 13% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị 211,4 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2021. 

Về thị trường nhập khẩu, trừ New Zealand không tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam, các thị trường còn lại đều tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt. Trong đó, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mexico dẫn đầu khối CPTPP khi đạt trên 11 triệu USD trong tháng 7/2022, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra sang Mexico đạt 73,5 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ và chiếm 4,5% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Mexico cũng đã vượt Thái Lan để xếp thứ 3 (sau Trung Quốc và Mỹ) trong các thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam. 

Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng đột phá nhất, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 2,5% với trên 40 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay. Trong đó, 92% sản phẩm cá tra xuất khẩu sang thị trường này là cá phile/cắt khúc đông lạnh, sản phẩm cá nguyên con đông lạnh chỉ chiế hơn 6%, còn lại là cá tra chế biến.  

Ngoài ra, xuất khẩu cá tra sang các thị trường Australia, Singapore, Malaysia và Chile đều tăng trưởng 3 con số trong tháng 7, với tỷ lệ tăng từ 108 - 166% so với cùng kỳ. Trong tháng 7, Nhật Bản cũng tăng 66% nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Những thị trường trên đều chiếm từ 1,3 - 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 7 tháng của năm 2022. 

Nhờ lợi thế về ưu đã thuế quan, xuất khẩu cá tra sang các thị trường của khối CPTPP vẫn giữ đà tăng trưởng trong thời gian qua. Ảnh: Cảnh Kỳ 

Về giá xuất khẩu, nhìn chung trong các thị trường thuộc khối thị trường CPTPP, cá tra xuất khẩu sang Canada vẫn có giá trung bình cao nhất. Giá trung bình cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang Canada trong tháng 7 đạt 3,34 USD/kg, giảm nhẹ so với mức trung bình 3,66 USD/kg trong tháng 6.

Mặc dù, Mexico đứng đầu khối về nhập khẩu cá tra Việt Nam, nhưng giá trung bình xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt trong 7 tháng đầu năm chỉ đạt 2,8 USD/kg. Australia cũng là thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam với giá trung bình nhập khẩu tương đối cao, đạt 3,26 USD/kg trong 6 tháng đầu năm và 3,3 USD/kg trong tháng 7/2022.

Trong khi giá trung bình xuất khẩu sang một số thị trường có xu hướng chững lại trong tháng 7 thì giá xuất khẩu cá tra sang Singapore lại tăng lên 3,05 USD/kg, sau khi đạt trung bình 2,39 USD/kg trong 6 tháng đầu năm.  

Xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng sang nhiều thị trường gặp bất ổn vì biến động tiền tệ và cước vận tải quá cao, thì thị trường CPTPP lại ít bị tác động bởi những thách thức trên. Trong CPTPP, các nước thành viên CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình. 

Các mặt hàng thủy sản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực khi xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản. Nhiều mặt hàng thủy sản trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế quan trong hiệp định Việt Nam – Nhật Bản và ASEAN – Nhật Bản sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu sang Nhật Bản, trong đó một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ... sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Cá tra, cá basa là mặt hàng thủy sản duy nhất xuất khẩu lớn sang Mexico sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Những điều kiện thuận lợi trên là những yếu tố giúp xuất khẩu cá tra xuất khẩu sang các nước CPTPP giữ được tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm đến nay và vẫn có thể giữ đà tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm.

 

 

Hồng Nhung 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline