Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 15:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Đẩy mạnh quan trắc, giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Thứ tư, 22/02/2023 12:02

TMO - Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, thành phố Cần Thơ chú trọng triển khai hiệu quả nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản, qua đó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, động thực vật thủy sinh.

Những năm gần đây, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn TP Cần Thơ luôn duy trì ở mức cao, đóng góp ngày càng lớn trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Người dân đã phát huy lợi thế về nguồn nước ngọt quanh năm và tận dụng các diện tích đất, mặt nước sẵn có phát triển ngày càng đa dạng mô hình, đối tượng thủy sản nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 51.878ha (chiếm 36,7% diện tích tự nhiên của thành phố), trong đó chủ yếu là các khu ruộng trũng nuôi thủy sản chiếm diện tích lớn nhất 48.700ha. Năm 2022, diện tích nuôi thủy sản của TP Cần Thơ là 9.094ha, trong đó diện tích thả nuôi đã thu hoạch là 7.128ha với sản lượng nuôi trồng đạt 209.339 tấn. Diện tích nuôi thủy sản còn lại được thả nuôi từ những năm trước, mặt ao lai tạo con giống và thả nuôi theo mô hình lúa - thủy sản… Năm 2023, ngành phấn đấu diện tích nuôi thủy sản đạt từ 8.300ha trở lên và sản lượng nuôi đạt từ 214.000 tấn trở lên.

Thành phố Cần Thơ sẽ hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản (Ảnh minh họa) 

Thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng ngành hàng thủy sản, đồng thời chú trọng công tác bảo vệ môi trường, thành phố Cần Thơ sẽ hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản, cập nhật thông tin hiện trạng môi trường của địa phương làm cơ sở cho công tác quản lý, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; Kiểm soát mức độ ô nhiễm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời trong chỉ đạo sản xuất.

Đảm bảo cung cấp thông tin, cảnh báo cho người dân để kịp thời xử lý và phòng tránh dịch bệnh trong nuôi thủy sản nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại giúp phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá tra xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ.  Hình thành hệ thống thông tin kết nối với mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường thành phố Cần Thơ và mạng lưới quan trắc môi trường tài nguyên quốc gia; góp phần xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, chương trình hành động bảo vệ môi trường ở thành phố Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Theo đó, trong giai đoạn 2022-2025 thành phố Cần Thơ xây dựng  05 trạm quan trắc tự động cố định tại các điểm thuộc vùng nuôi tập trung phục vụ nuôi trồng thủy sản nhằm đánh giá và dự báo môi trường nước hiện nay; Theo dõi thường xuyên và định kỳ chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản, cảnh báo kịp thời diễn biến bất thường môi trường giúp người nuôi kiểm soát chất lượng nước nuôi thủy sản, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, phát triển thủy sản bền vững đi đôi với việc bảo vệ môi trường và an sinh xã hội; Cung cấp thông tin chất lượng nước cho hệ thống quan trắc nuôi trồng thủy sản quốc gia qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản. Góp phần thiết lập được cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản thống nhất từ trung ương đến địa phương theo quy định của Luật Thủy sản, Thông tư số 24/2018/TT-BNNPTNT. 

Ngành chức năng thành phố triển khai quan trắc môi trường nước mặt khu vực cấp nước cho vùng nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế như cá tra, cá rô phi, cá nuôi lồng bè…với các vùng nuôi thuộc huyện Vĩnh Thạnh (diện tích 135 ha); Vùng nuôi và sản xuất giống tập trung huyện Cờ Đỏ (diện tích 156 ha); Vùng nuôi quận Thốt Nốt (diện tích 365 ha); Vùng nuôi quận Ô Môn (diện tích 135 ha); Vùng nuôi cá lồng/bè thuộc quận Ô Môn và quận Bình Thủy (350 bè).

Thành phố triển khai các điểm quan trắc đối với nguồn nước cấp của các khu vực sông nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn. Ảnh: NX. 

Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022 – 2025, điểm quan trắc đối với nguồn nước cấp của các khu vực sông nuôi cá tra thương phẩm, ương cá tra giống và lồng bè tập trung bao gồm: Các điểm thành phố chủ trì thực hiện: Điểm tại khu vực sông Cái Sắn (lưu vực thuộc Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh); khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt); khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc phường Thới Long, quận Ô Môn); khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc điểm giữa phường Thới An, quận Ô Môn); khu vực sông vùng nuôi cá tra giống tập trung Cờ Đỏ (lưu vực thuộc xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ).

Các điểm Tổng cục Thủy sản chủ trì thực hiện, thành phố phối hợp: khu vực sông Cái Sắn (lưu vực thuộc xã vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh);  khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt); khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt);  khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc điểm cuối phường Thới An, quận Ô Môn); khu vực sông Hậu (khu vực bến đò Bò Ót, quận Thốt Nốt); Khu vực nuôi cá bè thuộc quận Thốt Nốt; Khu vực nuôi cá bè thuộc quận Bình Thủy.

Thời gian thu mẫu cố định được triển khai thu vào các ngày có con nước lớn của kỳ nước cường trong tháng. TP Cần Thơ có 2 đợt kỳ cường/ngày nên thời gian thu mẫu theo kỳ cường trong ngày là 2 lần thu/ngày. Phương pháp thu mẫu này phù hợp với đặc điểm sinh học của thủy sinh vật, khác biệt với số liệu quan trắc nước mặt của Sở Tài Nguyên và Môi trường.

Điểm thu mẫu khu vực nước cấp, vùng nước mở trong nuôi trồng thủy sản cần cách bờ từ 1/3 chiều rộng sông/kênh (đối với sông lớn) - 1/2 chiều rộng sông/kênh (đối với kênh rạch và sông nhỏ) và cách mặt nước khoảng 30-50cm đối với tầng nước mặt... Kết quả quan trắc được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, xử lý báo cáo Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y và thông báo đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện có điểm quan trắc môi trường và phổ biến đến người nuôi trên địa bàn. 

UBND thành phố giao Sở NN&PTNT chỉ đạo đơn vị chuyên môn Chi cục Thủy sản tổ chức thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương sau khi kế hoạch được phê duyệt. Đồng thời, Sở NN&PTNT giám sát, đôn đốc việc thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trên địa bàn. Cung cấp thông tin hoạt động nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của đơn vị quan trắc môi trường; trong vòng 01 ngày kể từ khi nhận kết quả quan trắc, gửi báo cáo kết quả cho Tổng cục Thủy sản, cơ quan quản lý thủy sản cấp huyện, UBND xã, vùng quan trắc và các đơn vị liên quan. 

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cung cấp thông tin thời tiết, thông tin thủy văn, kết quả quan trắc nước mặt phục vụ sinh hoạt nhằm cung cấp thông tin có liên quan để nhận định đánh giá diễn biến thời tiết có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước cũng như việc ra dự báo đảm bảo chính xác hơn nhằm khuyến cáo người nuôi trồng có kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả.

Đơn vị quan trắc môi trường có trách nhiệm thực hiện quan trắc, thu thập các thông tin nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và kết quả quan trắc môi trường từ các bộ phận khác để đánh giá, tổng hợp và bổ sung kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản; Thực hiện đo, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, báo cáo kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo kế hoạch quan trắc môi trường. 

Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản theo dõi giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc; Cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng bệnh động vật thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý triển khai thực hiện hoạt động quan trắc môi trường kịp thời, hiệu quả.

 

 

Minh Quân 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline