Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 21:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Đẩy mạnh phát triển rừng gỗ lớn tại khu vực Bắc Trung Bộ

Thứ sáu, 12/08/2022 15:08

TMO - Hướng đến mục tiêu phát triển ngành chế biến và xuất khẩu gỗ bền vững, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đề ra kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành, trong đó đến năm 2025 sẽ hoàn thành Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025. 

Vừa qua, tại tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông với chủ đề "Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu". Đại diện 5 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã cùng đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn; đưa ra các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Thông tin tại diễn đàn cho biết, hiện cả nước có 2,45 triệu ha rừng trồng sản xuất, trong đó diện tích trồng mới khoảng 800 nghìn ha và trồng lại khoảng 1,65 triệu ha. Trong đó có 326.256ha đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (chiếm 8,8%).

Các địa phương trên cả nước mở rộng diện tích rừng trồng gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến và xuất khẩu gỗ. Ảnh: BND 

Về rừng trồng gỗ lớn, cả nước hiện có hơn 489.00ha, trong đó riêng khu vực Bắc Trung Bộ có gần 121.700ha. Những năm qua, việc chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ lớn được chính quyền các địa phương và người dân rất quan tâm. Cả nước hiện có 126.175ha rừng trồng chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn, trong đó, riêng Bắc Trung Bộ có 28.346ha. 

Năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng của nước ta cũng ngày càng được cải thiện. Hiện nay, cây lâm nghiệp có chu kỳ ngắn như keo, bạch đàn (chu kỳ khai thác trung bình 6 năm) của cả nước có diện tích khai thác khoảng 140.294 ha/năm, sản lượng khoảng trên 15,1 triệu m3.

Cây có chu kỳ khai thác trung bình như mỡ, bồ đề, tràm.. (chu kỳ khai thác trung bình 10 năm) diện tích khai thác khoảng 30.000 ha/năm, sản lượng khoảng 3,6 triệu m3; cây có chu kỳ khai thác dài như lát, xoan, thông và các loài cây bản địa khác (chu kỳ khai thác trung bình 20 năm trở lên) của cả nước có diện tích khai thác khoảng 7.480ha/năm, sản lượng gần 1,2 triệu tấn.

Nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao hiệu quả rừng trồng gỗ lớn thì vấn đề về thị trường cung ứng và tiêu thụ nguyên liệu gỗ cần đặc biệt được chú trọng. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ trong phát triển vùng nguyên liệu gỗ cũng được nhấn mạnh tập trung.

Các địa phương cần đẩy mạnh công nghệ ươm tạo, nhân giống cây lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn và cải tiến, nâng cao chất lượng vườn ươm cây giống để tạo ra những giống cây có chất lượng, năng suất được đề cập. Bên cạnh đó, công tác quản lý kiểm soát việc sản xuất và cung ứng cây giống cũng được quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng để tăng năng suất, sản lượng gỗ rừng trồng đạt 300 khối/ha thời gian tới. 

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: Để phát triển rừng gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung cần triển khai các giải pháp đồng bộ. Theo đó, phải quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, quản lý và tổ chức tốt sản xuất tại các vùng nguyên liệu, trong đó chú trọng về chất lượng giống, áp dụng giống mới, hướng đến sản xuất rừng theo tiêu chuẩn FSC.

Đồng thời, phát triển rừng theo hình thức đầu tư thâm canh, áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tỉa thưa. Ngoài ra, các địa phương cần phát triển sản xuất dưới tán rừng giúp người dân yên tâm sản xuất, tạo ra bước đột phá mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng. 

 

Quảng Trị phấn đấu đến năm 2030 có trên 30.000 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ. Ảnh: Hoàng Táo 

Tại tỉnh Quảng Trị, từ sau khi thiết lập tỉnh năm 1990, độ che phủ rừng chưa đến 20%, đến nay độ che phủ rừng đã đạt đến 50%. Tham gia rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC của tỉnh Quảng Trị đến nay đã có gần 18 nghìn ha. Quảng Trị là một trong các địa phương đi đầu trên cả nước về rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, giá trị rừng gỗ lớn này đưa lại hiệu quả kinh tế gấp 2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ không có chứng chỉ. 

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đang quyết liệt chỉ đạo nâng cao diện tích rừng có chứng chỉ FSC, phấn đấu đến năm 2030 có trên 30.000 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ, từ đó mở rộng diện tích rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại địa phương. 

 

 

Thanh Nga 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline