Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 15:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Đẩy mạnh nghiên cứu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Thứ năm, 04/04/2024 14:04

TMO - Trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh thì việc tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học đóng vai trò quyết định đến phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, xu hướng sử dụng thuốc BVTV sinh học ngày càng gia tăng, phổ biến ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Trên thị trường thế giới, dự báo năm 2023 - 2028, thị trường thuốc BVTV sinh học sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 15,9%, năm 2023 đạt 6,7 tỷ USD và dự kiến năm 2028 sẽ đạt 13,9 tỷ USD. Dự báo thị trường thuốc BVTV sinh học sẽ tương đương với thị phần thuốc BVTV hóa học trong năm 2040 - 2050. 

Tại Việt Nam, thuốc BVTV sinh học gồm 3 nhóm: thuốc BVTV vi sinh vật chiếm 13%; thuốc BVTV thảo mộc chiếm 24%; thuốc BVTV hóa sinh chiếm 63%. Từ năm 2020 - 2023, số lượng thuốc BVTV sinh học tăng từ 768 lên 810 tên thương phẩm được phép sử dụng. Thuốc BVTV sinh học phòng trừ các sinh vật gây hại trên các cây trồng khác nhau, chiếm 65% so với tổng số sinh vật gây hại đăng ký trong Danh mục. 

Về xuất khẩu, lượng thuốc BVTV sinh học xuất khẩu hàng năm của nước ta trung bình 600 tấn/năm, chiếm khoảng 5% so tổng lượng thuốc BVTV xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu là Đài Loan, Campuchia, Ấn Độ, Nhật Bản...; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang Campuchia, chiếm 51,4% và Đài Loan là 32,9%. Lượng thuốc BVTV sinh học nhập khẩu hàng năm của nước ta trung bình 18.000 - 20.000 tấn/năm, chiếm khoảng 15 - 20% so tổng lượng thuốc BVTV nhập khẩu. Nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, EU, ASEAN... 

Tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa phương triển khai hiệu quả việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, tiến tới đẩy mạnh sử dụng thuốc BVTV sinh học. Ảnh: BND. 

Thuốc BVTV là loại vật tư nông nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo việc kiểm soát sâu bệnh tránh gây thiệt hại năng suất cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt là hỗ trợ các chủ trương của ngành BVTV phát triển theo hướng bền vững, xanh và chất lượng cao.

Hướng đến sản xuất mang tính bền vững, hầu hết các địa phương trong cả nước đã triển khai nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con nông dân nâng cao nhận thức về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm. Cụ thể tại tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh năm 2023 đạt 576.578ha, tăng 4% so cùng kỳ (tương ứng tăng 22.174 ha) và bằng 104% kế hoạch năm. Ước tổng lượng thuốc BVTV sử dụng trên các loại cây trồng khoảng 3.466 tấn, giảm 170 tấn so với năm 2022, trong đó lượng thuốc sử dụng trên lúa ước khoảng 2.541 tấn; hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 195 tấn; cây ăn trái khoảng 670 tấn và hoa, cây kiểng khoảng 61 tấn.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp, xác định việc kiểm soát dư lượng thuốc BVTV là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, Chi cục Trồng trọt và BVTV của tỉnh đã lồng ghép hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng, thực hành quy trình sử dụng thuốc BVTV, sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh thảo mộc hay có thời gian cách ly ngắn theo chủng loại sản phẩm. Trong năm 2023, tiến hành lấy 29 mẫu: xoài, nhãn, chanh, sầu riêng, khoai lang, mận, ổi... tại các vùng trồng tập trung để tiến hành phân tích định tính. Kết quả, 29/29 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.

Hiện nay, trên cả nước lượng thuốc BVTV sử dụng trung bình giảm từ 3,81kg/ha năm 2020 xuống 3,19kg/ha năm 2022. Trong đó lượng thuốc BVTV sinh học sử dụng tăng từ 16,67% năm 2021 lên 18,49% năm 2022. Các địa phương sử dụng thuốc BVTV sinh học nhiều như: Đông Nam bộ (1,49kg/ha), đồng bằng sông Cửu Long (0,79kg/ha).

Các địa phương đẩy mạnh sử dụng thuốc BVTV sinh học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ số trong thực hiện việc phun thuốc BVTV. Ảnh: HV. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án "Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng tỷ lệ sản phẩm thuốc BVTV sinh học trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam lên 30%; tăng lượng sử dụng thuốc BVTV sinh học lên 30% so với tổng lượng thuốc BVTV sử dụng; nâng tỷ lệ cơ sở sản xuất thuốc BVTV sinh học lên 90% so với tổng số cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV.

Cùng với đó, ít nhất 80% các địa phương tập huấn về sử dụng thuốc BVTV sinh học an toàn và hiệu quả cho người sử dụng; xây dựng được mô hình sử dụng thuốc hiệu quả trên 9 nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, gồm: Lúa, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, rau, sắn. Đến năm 2050, đề án phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học dẫn đầu trong trong khu vực. Các cơ sở sản xuất thuốc BVTV sinh học quy mô công nghiệp có công nghệ, trang thiết bị hiện đại, chủ động sản xuất được các thuốc BVTV sinh học tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký, khảo nghiệm và đưa thuốc BVTV sinh học vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc nhập khẩu nghiên cứu, thử nghiệm các thuốc BVTV sinh học vi sinh, thảo mộc phục vụ quá trình đăng ký, sản xuất thuốc BVTV sinh học; tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để có thể tạo ra nhiều sản phẩm thuốc BVTV sinh học có giá trị sử dụng cao.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng mới, mở rộng quy mô công suất của các nhà máy sản xuất thuốc BVTV sinh học; nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, thảo mộc tận dụng tối đa nguyên liệu sẵn có để sản xuất nhằm chủ động sản xuất thuốc BVTV sinh học.

Cùng với việc triển khai các giải pháp trên, để thúc đẩy phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học cần tiếp tục rà soát, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học. Cả nước hiện có hơn 65 loại cây trồng khác nhau được đăng ký danh mục các sinh vật gây hại để từ đó có phương pháp nghiên cứu, sản xuất các thuốc BVTV để trừ sinh vật gây hại và đã được gửi đến các hiệp hội kinh doanh thuốc để các đơn vị đăng ký thuốc. 

Những năm qua, ngành thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong nước đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Một số dự án sản xuất thử nghiệm nhằm chuyển giao ứng dụng vào thực tế sản xuất đã được hoàn thiện như: Công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm hại rễ hồ tiêu, cà phê; công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm BIOFUN để phòng trừ rệp sáp hại cà phê; công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh vật phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn trên lạc...

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng các đề tài nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật sinh học vào sản xuất c đơn vị nghiên cứu cần lựa chọn công nghệ có tiềm năng, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất; ưu tiên những công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước như nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học (thảo mộc và vi sinh vật) quy mô công nghiệp từ nguồn nguyên liệu bản địa phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn và hữu cơ.

Nhà nước, doanh nghiệp nên đặt hàng cho các viện/trung tâm nghiên cứu thông qua hình thức đấu thầu; đầu tư tập trung có trọng điểm, tập trung kinh phí, không dàn trải để tạo ra được sản phẩm cụ thể, chất lượng cao, có khả năng ứng dụng chứ không dừng lại ở việc phát hiện tiềm năng. Các viện, trung tâm, tổ chức nghiên cứu khi được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra. Những đơn vị này nên phối hợp doanh nghiệp theo hình thức liên doanh liên kết, hoặc chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường sản phẩm. Nhà nước tạo điều kiện về đăng ký sản phẩm, miễn thuế kinh doanh một số năm đầu, giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm để khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh.

 

 

Minh Hương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline